Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng chưa từng có nhưng phần lớn các doanh nghiệp lại có quy mô nhỏ, thì liên kết là nhu cầu rất tự nhiên. Không chỉ là một khẩu hiệu, giải pháp này có khả năng tạo nguồn lực thực sự cho doanh nghiệp.

TPP có thể sẽ thúc đẩy việc gia tăng nguồn vốn đầu tư vào các nước thành viên TPP như Malaysia và Việt Nam, đặc biệt vào các ngành có chi phí nhân công thấp như dệt may, giày dép...
Trong bài báo mới đăng, hãng tin Kyodo News (Nhật Bản) trích báo cáo của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) cho biết, hiệp định Kinh tế Đối tác Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ khiến Trung Quốc phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt hơn do các nhà đầu tư tại nước này chuyển sang các quốc gia có chi phí lao động rẻ hơn như Malaysia hay Việt Nam.
Việc kết thúc đàm phán TPP giữa 12 quốc gia thành viên vào tháng 10 vừa qua là một kết quả tích cực trong việc tăng cường hợp tác thương mại và đầu tư tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
TPP được xem là thỏa thuận thương mại lớn nhất trong lịch sử nhân loại, giúp giảm thuế xuất nhập khẩu, cũng như các loại bảo hộ thương mại tại 12 quốc gia thành viên. Các nước này hiện chiếm đến khoảng 40% tỷ trọng kinh tế toàn cầu.
Các thành viên TPP gồm Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, Mỹ, New Zealand, Nhật Bản, Peru, Singapore, Australia và Việt Nam.
Trong báo cáo “Hội nhập Kinh tế châu Á 2015” công bố ngày 8/12, ADB cho biết Trung Quốc sẽ phải đối mặt với cạnh tranh trực tiếp từ một vài thành viên TPP đang cạnh tranh với hàng hóa giá rẻ của nước này.
“TPP có thể sẽ thúc đẩy việc gia tăng nguồn vốn đầu tư vào các nước thành viên TPP như Malaysia và Việt Nam, đặc biệt vào các ngành có chi phí nhân công thấp như dệt may, giày dép” – báo cáo nhận định.
Bên cạnh đó, Trung Quốc có thể phải đối mặt với nguy cơ các luồng giao thương bị chuyển hướng khi kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc vào các nước thành viên TPP đang chiếm khoảng 35% tổng kim ngạch của nước này.
“Mặc dù TPP tạo ra cơ hội thương mại và đầu tư mới, vẫn có tình trạng chuyển hướng đầu tư và kinh doanh xuất phát từ những yêu cầu và quy định khác nhau trong TPP” - ADB cho biết.
Ngoài ra, TPP còn có thể ảnh hưởng đến chuỗi giá trị trong khu vực, cũng như của thế giới, vì Trung Quốc, Hàn Quốc và các nền kinh tế đóng vai trò quan trọng trong hệ thống sản xuất tại châu Á không tham gia hiệp định này.
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng chưa từng có nhưng phần lớn các doanh nghiệp lại có quy mô nhỏ, thì liên kết là nhu cầu rất tự nhiên. Không chỉ là một khẩu hiệu, giải pháp này có khả năng tạo nguồn lực thực sự cho doanh nghiệp.
Khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN vận hành, vốn đầu tư ở Việt Nam có nguy cơ dịch chuyển sang một số nước ASEAN khác
Ông Huỳnh Thế Năng, Tổng Giám đốc Vinafood 2, cho biết như vậy về kết luận của Thanh tra Chính phủ đối với nhiều sai phạm của tổng công ty này
Có nguồn thu ngân sách khá dồi dào song Hà Nội và TP.HCM lại là hai địa phương đứng đầu danh sách những tỉnh, thành nhận nhiều vốn ODA “cho không” nhất.
Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có bất kỳ doanh nghiệp nào thành lập tại Việt Nam có thể trực tiếp niêm yết cổ phiếu tại nước ngoài.
Ngày 10/12, lãnh đạo thành phố Cần Thơ tiếp và làm việc với đoàn Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản (JETRO) do ông Yazuzumi Hirotaka, Trưởng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh làm trưởng đoàn.
Truyền thông Nga ngày 9/12 đưa tin các nhà thiết kế và cung cấp thiết bị của thành phố Saint Petersburg (Nga) sẽ tham gia xây dựng công trình nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Việt Nam.
Ngày 11/12, Tổng công ty thăm dò và khai thác dầu khí Việt Nam (PVEP) - đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) - tổ chức lễ đón dòng dầu thương mại đầu tiên tại mỏ Bir Seba, Lô 433A&416B, Algeria.
Tổng công ty thăm dò và khai thác dầu khí Việt NamViệt Nam-Algeria
Năm 2015, Việt Nam đã lập kỷ lục là quốc gia ký kết được nhiều thỏa thuận về Hiệp định thương mại tự do với cả các đối tác phương Đông và phương Tây.
Chiều 10/12 tại thành phố Cần Thơ, Bộ Giao thông vận tải đã tổ chức hội nghị tổng kết 5 năm (2010-2015) công tác phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải vùng Tây Nam Bộ.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự