Ngành công nghiệp chế biến chế tạo có mức tăng trưởng khả quan, ngành bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng, đây là những tín hiệu tích cực cho tăng trưởng của những tháng cuối năm 2016, Bộ Công Thương cho biết.

Ngành công nghiệp chế biến chế tạo có mức tăng trưởng khả quan, ngành bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng, đây là những tín hiệu tích cực cho tăng trưởng của những tháng cuối năm 2016, Bộ Công Thương cho biết.
Chế biến, chế tạo và bán lẻ duy trì tăng trưởng
Sơ kết 6 tháng đầu năm 2016, ngành Công Thương nhận định đã phải đối diện với nhiều khó khăn, phức tạp mới nảy sinh. Kinh tế toàn cầu 6 tháng đầu năm 2016 cho thấy sự phục hồi chậm và chưa vững chắc, nhiều nền kinh tế chủ chốt trên thế giới tiếp tục gặp phải khó khăn.
Ở trong nước, mặc dù tốc độ tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm ở mức 5,52%, là mức tăng chậm hơn cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2015.
Chỉ số giá tiêu dùng CPI bình quân 6 tháng đầu năm tăng 1,72%, cao hơn khá nhiều so với cùng kỳ năm 2015 nhưng chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo có mức tăng trưởng khả quan 10,1%, cao hơn so với cùng kỳ năm trước là 10%).
Tình hình tiêu thụ của ngành công nghiệp chế biến chế tạo tiếp tục duy trì xu hướng tăng. Chỉ số tiêu thụ toàn ngành chế biến chế tạo 5 tháng đầu năm tăng 8,8% (cùng kỳ năm 2015 tăng 12,7%). Tồn kho tiếp tục duy trì mức thấp hơn so với mức tăng của 2015.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng khá, đạt mức 9,5%.
Bộ Công Thương khẳng định đây là những tín hiệu tích cực cho tăng trưởng của những tháng cuối năm 2016.
Dầu khí khó khăn, điện vươn lên
Chỉ số sản xuất công nghiệp IIP 6 tháng đầu năm tăng 7,5%, là mức tăng khá thấp so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 9,6%), chủ yếu do giảm ở nhóm ngành khai khoáng (giảm 2,2%).
Ngành khai khoáng là ngành duy nhất có chỉ số IIP giảm so với cùng kỳ chủ yếu do sản lượng khai thác dầu thô giảm 6,6% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 11%). Trong 6 tháng đầu năm, giá dầu trên thế giới giảm sâu, có thời điểm xuống mức 27 USD/thùng, đã ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí, đồng thời tác động tiêu cực đến các đơn vị dịch vụ dầu khí
Bộ Công Thương cho biết, trừ dầu khí, tất cả các ngành còn lại đều có mức tăng cao hơn cùng kỳ.
Về điện, EVN cho biết, sản lượng toàn hệ thống trong tháng 6/2016 đạt 16,13 tỷ kWh, lũy kế 6 tháng năm 2016 sản lượng toàn hệ thống đạt 88,51 tỷ kWh, tăng 12,51% so với cùng kỳ năm 2015.
Sản lượng điện sản xuất và mua của EVN trong tháng 6/2016 ước đạt 15,65 tỷ kWh. Lũy kế 6 tháng năm 2016 đạt 84,75 tỷ kWh, tăng 10,75% so với cùng kỳ.
Sản xuất phân phối điện tăng 11,7% (cùng kỳ tăng 11,4%); công nghiệp chế biến chế tạo tăng 10,1%, tương đương mức tăng của cùng kỳ năm trước (tăng 10%).
Đây là mức tăng khả quan nếu so sánh tương quan với tăng trưởng GDP (6 tháng đầu năm 2016 tăng trưởng 5,52% so với mức 6,32% của cùng kỳ năm 2015).
Bộ Công Thương nhận định từ nay đến cuối năm, kinh tế sẽ phát triển tăng trưởng ổn định. Ngành sản xuất chế biến thực phẩm và đồ uống, dệt may, hóa chất, cơ khí... có những tín hiệu tốt của tăng trưởng vào cuối năm.
Hải Minh
(Theo Người Đồng Hành)
Ngành công nghiệp chế biến chế tạo có mức tăng trưởng khả quan, ngành bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng, đây là những tín hiệu tích cực cho tăng trưởng của những tháng cuối năm 2016, Bộ Công Thương cho biết.
Đó là khẳng định của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị sơ kết 6 tháng năm 2016 và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm của ngành Công Thương diễn ra vào chiều 12-7.
“Tốc độ tăng trưởng của Việt Nam trong quý I khá thấp, chỉ ở mức 5,6%; nhưng những số liệu được công bố gần đây lại cho thấy đà tăng trưởng đã được cải thiện”, báo cáo Triển vọng kinh tế châu Á quý III của HSBC cho hay.
Nhấn mạnh về vai trò của công nghệ để phát triển doanh nghiệp giữa bối cảnh hội nhập kinh tế, ông Trần Nhất Minh cho rằng, trong kỷ nguyên số hoá này, muốn tồn tại và phát triển, mỗi doanh nghiệp đều phải trở thành một công ty IT, doanh nghiệp công nghệ số.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam thường được gắn với cụm từ "nuôi mãi không lớn". Một trong những lý do chính là luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa thực sự tạo điều kiện nhiều cho doanh nghiệp.
Để nợ công không vượt trần vào cuối năm 2016 thì ngay từ bây giờ, Việt Nam phải kiểm soát thật chặt nguồn vốn vay, trong đó phải bố trí nguồn vốn khác để trả được nợ gốc thay vì phải đi vay mới, còn nợ lãi thì nên trích từ ngân sách...
Cơ cấu chuyển từ nước ngoài về nội địa, tốc độ tăng nợ nhanh những năm gần đây cùng với áp lực lên thị trường vốn của doanh nghiệp... là những vấn đề đặt ra sau khi con số nợ 86 tỷ USD của Chính phủ được công bố.
Lạm phát tiềm ẩn khả năng diễn biến bất thường vì từ nay đến cuối năm có nhiều yếu tố dự báo sẽ gây áp lực lên chỉ số giá tiêu dùng.
Tổng dư nợ được Chính phủ bảo lãnh đã lên tới trên 459.000 tỷ đồng (gần 21 tỷ USD), chiếm khoảng 17,6% tổng dư nợ công và bằng 11,1% GDP.
Tỷ giá trung tâm ngày 6/7 tăng nhẹ. Đấu giá nhập khẩu 85.000 tấn đường theo hạn ngạch thuế quan. Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài 20 tỷ USD…
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự