Tới đây muốn lấy lại tiền thuế, những người thuộc diện tự quyết toán thuế TNCN phải chờ đến ngày 1-4 năm sau, tức trễ hơn hiện nay đến ba tháng.

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao khả năng cạnh tranh,góp phần làmtăng thu nhập, tạo việc làm cho người lao động, năm 2013 Thủ tường Chính phủ đã ban hành Quyết định số 601/QĐ-TTg thành lập Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Để đảm bảo phát huy hiệu quả của Quỹ này, ngày 12/8/2015 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 119/2015/TT-BTC hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Tiếp sức cho doanh nghiệp nghiệp nhỏ và vừa
Ngày 17/4/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 601/QĐ-TTg thành lập Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa được thành lập nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa có dự án, phương án sản xuất - kinh doanh khả thi thuộc lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích của Nhà nước, phù hợp với mục đích hoạt động của Quỹ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, góp phần làm tăng thu nhập, tạo việc làm cho người lao động (doanh nghiệp nhỏ và vừa trực tiếp đầu tư, sản xuất - kinh doanh thuộc Danh mục các lĩnh vực ưu tiên hỗ trợ của Quỹ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành trong từng thời kỳ).
Quỹ là tổ chức tài chính nhà nước, trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Quỹ có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có bảng cân đối kế toán riêng, có con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước hoặc các ngân hàng thương mại.
Hội đồng quản lý Quỹ có sáu (06) thành viên: Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ là một lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư; năm (05) thành viên là lãnh đạo của Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Cục Phát triển doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Quỹ và Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Hội đồng quản lý Quỹ hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm theo nhiệm kỳ năm (05) năm và được hưởng các chế độ theo quy định hiện hành của Nhà nước. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định cơ cấu tổ chức của Quỹ.
Vốn điều lệ của Quỹ do ngân sách nhà nước cấp là 2.000 (hai nghìn) tỷ đồng. Việc tăng vốn điều lệ của Quỹ do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sau khi thống nhất với Bộ Tài chính.
Để được vay vốn,doanh nghiệp nhỏ và vừa đáp ứng các điều kiện: Có dự án, phương án sản xuất - kinh doanh khả thi thuộc Danh mục các lĩnh vực ưu tiên hỗ trợ của Quỹ; Chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện dự án, phương án sản xuất - kinh doanh có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự đầy đủ; Đảm bảo nguồn vốn chủ sở hữu tham gia dự án, phương án sản xuất kinh doanh tối thiểu 20% và phải đảm bảo đủ nguồn vốn để thực hiện dự án, phương án sản xuất - kinh doanh; Có khả năng trả nợ trong thời hạn quy định tại hợp đồng tín dụng đã ký kết; Doanh nghiệp nhỏ và vừa có dự án, phương án sản xuất - kinh doanh khả thi được hỗ trợ vay vốn từ Quỹ, thì không được hỗ trợ vay vốn ưu đãi từ các tổ chức tín dụng khác của Nhà nước.
Mỗi dự án, phương án sản xuất - kinh doanh tối đa bằng 70% tổng mức vốn đầu tư của từng dự án, phương án đó (không bao gồm vốn lưu động) nhưng không quá 30 tỷ đồng. Thời hạn cho vay tối đa không quá bảy (07) năm. Lãi suất cho vay không vượt quá 90% mức lãi suất cho vay thương mại, được áp dụng thống nhất cho tất cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực và đối tượng ưu tiên của Quỹ. Lãi suất cho vay thương mại được xác định trên cơ sở mức lãi suất cho vay bình quân của năm (05) ngân hàng thương mại nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 119/2015/TT-BTC hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Theo đó, Quỹ là tổ chức tài chính nhà nước, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, thực hiện chức năng hỗ trợ tài chính. Vốn hoạt động bổ sung hàng năm của Quỹ được xây dựng từ các nguồn như các khoản tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện không phải hoàn trả của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước dành cho Quỹ; các khoản cấp phát, ủy thác cho vay đầu tư của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước dành cho Quỹ...
Thông tư số 119/2015/TT-BTC cũng quy định, Quỹ có trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn vốn hoạt động gồm: Quản lý, sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả; mua bảo hiểm tài sản và các bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật; tuân thủ giới hạn quy định về mức vốn, thời hạn, lãi suất cho vay...
Bên cạnh đó, Quỹ không được huy động vốn dưới hình thức: Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân; phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu; vay thương mại của các tổ chức, cá nhân. Ngoài ra, Quỹ không được sử dụng vốn hoạt động để thực hiện các mục đích kinh doanh tiền tệ, đầu tư chứng khoán, kinh doanh bất động sản, đầu tư tài chính và các hoạt động kinh doanh khác.
Quỹ phải trích lập quỹ dự phòng rủi ro với mức trích lập quỹ dự phòng rủi ro được xác định bằng 0,75%/năm tính trên tổng dư nợ thực tế cuối năm. Khoản trích lập quỹ dự phòng rủi ro được tính vào chi phí của Quỹ. Cuối năm, nếu không sử dụng hết quỹ dự phòng rủi ro, số dư của quỹ được chuyển sang năm tiếp theo...
Về lãi suất cho vay, Thông tư nêu rõ, lãi suất cho vay của Quỹ không vượt quá 90% lãi suất cho vay thương mại cùng kỳ hạn của: Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Bộ Tài chính công bố lãi suất cho vay của quỹ trong từng thời kỳ phù hợp với diễn biến lãi suất của thị trường. Lãi suất cho vay được ghi trong hợp đồng tín dụng. Mức lãi suất cho vay đối với từng khoản giải ngân được áp dụng theo lãi suất cho vay công bố tại thời điểm gần nhất và không thay đổi trong thời hạn vay vốn.
Việc điều chỉnh tăng, giảm lãi suất đối với một số khoản vay đã giải ngân do Hội đồng quản lý Quỹ quyết định trên cơ sở ý kiến của Bộ Tài chính. Lãi suất nợ quá hạn đối với mỗi khoản giải ngân bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn đối với từng khoản giải ngân đó.
Theo Tạp chí tài chính
Tới đây muốn lấy lại tiền thuế, những người thuộc diện tự quyết toán thuế TNCN phải chờ đến ngày 1-4 năm sau, tức trễ hơn hiện nay đến ba tháng.
Trong dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, Bộ Tài chính vừa đề xuất Chính phủ trình Quốc hội đề nghị xóa nợ cho các doanh nghiệp (DN) nhà nước.
Tại kế hoạch kinh tế xã hội năm 2016, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đặt ra mục tiêu năm 2016 tăng trưởng GDP khoảng 6,7%, lạm phát 5%. Như vậy, tăng trưởng năm sau sẽ cao hơn con số ước thực hiện năm nay (6,4%) và ở mức cao nhất 5 năm.
Thảo luận về kết quả quá trình gia nhập WTO từ trước đến nay, các ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 18/9 đồng ý rằng, nền kinh tế có tăng trưởng, tuy nhiên, sự tăng trưởng này mới theo chiều rộng, chưa theo chiều sâu.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước: Quá trình hoàn thiện luật chậm, dẫn đến giải phóng tiềm năng của xã hội, đất nước chậm, không chuẩn bị kịp tư thế để tham gia cuộc chơi WTO.
Kinh tế Việt Nam trong 4 tháng cuối năm dự báo sẽ tiếp tục trên đà hồi phục.
Sau khi phân tích diễn biến tình hình giá cả tháng 8/2015, Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – VCBS dự báo CPI tháng 9 sẽ không tăng hoặc tăng nhẹ 0,2-0,26% so với cùng kỳ.
Sau khi cơ quan này công khai 268 đơn vị nợ thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng thì đến ngày 31/8/2015 đã có 175 đơn vị đã nộp số tiền 1.104,145 tỷ đồng vào NSNN.
Việt Nam được coi là một trong những điểm sáng hiếm hoi còn sót lại của các thị trường kinh tế mới nổi.
Mục tiêu trên được đặt ra trong dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương trình Đại hội XII của Đảng và Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự