Tất cả các cơ hội với TPP hiện nay đều được xây dựng trên các giả định và nếu giả định đó thay đổi thì cơ hội của chúng ta sẽ thay đổi theo dù ta đã có TPP, theo Trưởng đoàn đám phán TPP của Việt Nam, thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh.

Quỹ Standard & Poor (S&P) mới đây đã công bố báo cáo nhận định rằng "kinh tế Việt Nam đang bắt đầu khởi sắc" trong khi kinh tế hầu hết các nước châu Á khác đang phát triển chậm lại hướng tới tăng trưởng tiêu dùng.
Sản xuất hàng may mặc xuất khẩu tại Công ty may Hòa Thọ (Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Hòa Thọ) tại Khu công nghiệp Nam Đông Hà. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)
Quỹ Standard & Poor (S&P) mới đây đã công bố báo cáo nhận định rằng "kinh tế Việt Nam đang bắt đầu khởi sắc" trong khi kinh tế hầu hết các nước châu Á khác đang phát triển chậm lại hướng tới tăng trưởng tiêu dùng.
Theo S&P, cách đây 4 năm, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn "vật lộn" với các khoản nợ xấu đặc biệt khi chính phủ ưu đãi các doanh nghiệp nhà nước, tuy nhiên đến nay, Việt Nam đã thu hút được đủ vốn đầu tư nước ngoài để thúc đẩy xuất khẩu trong bối cảnh nhu cầu và giá cả trên thế giới giảm sút.
Xuất khẩu điện tử của Việt Nam tăng 33%/năm trong vòng 3 năm qua, chiếm 18-29% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong khi lĩnh vực dệt may chiếm 20% xuất khẩu.
Tổng thể, đầu tư nước ngoài tăng gấp đôi trong giai đoạn năm 2012-2014 so với ba năm trước đó, trong đó Nhật Bản và Hàn Quốc mỗi nước chiếm 22%; Singapore chiếm 16%; Trung Quốc đại lục và Hong Kong (Trung Quốc) chiếm 13% và Đài Loan (Trung Quốc) chiếm 7,5%...
Thương mại giữa Australia và Việt Nam năm 2014 đã tăng 35%, lên mức 8 tỷ đôla Australia (AUD) - tương đương 5,7 tỷ USD, dù đầu tư của nước này tại Việt Nam chỉ đạt mức khiêm tốn 1,2 tỷ AUD (0,7 tỷ USD).
S&P cho rằng lực lượng lao động Việt Nam trong số khoảng 91 triệu dân là một nhân tố quan trọng, có năng suất cao do được cung cấp các trang thiết bị tiên tiến.
Ngân hàng Thế giới (WB) dự đoán dân số ở tuổi lao động của Việt Nam sẽ tăng đến năm 2030, trong khi dân số lao động Trung Quốc giảm sút. Mức lương trung bình hàng năm của công nhân Việt Nam hiện hơn 2.800 AUD (gần 2.000 USD), tương đương mức lương của công nhân Trung Quốc cách đây 10 năm - hiện nay mức lương trung bình của công nhân Trung Quốc là 11.200 AUD/năm (gần 8.000 USD).
So với các nước có mức lương thấp, Việt Nam được hưởng lợi từ "thái độ khá cởi mở với đầu tư nước ngoài."
Tuy nhiên, S&P cũng cho rằng Việt Nam sẽ gặp phải thách thức từ việc đồng USD tăng giá và tỷ giá tăng, do Việt Nam duy trì tỷ giá cố định và mức dự trữ ngoại tệ thấp, 31 tỷ USD (43 tỷ AUD) vào tháng Chín.
Cơ quan phân tích kinh doanh của Singapore, IMA Asia cho biết Việt Nam sẽ được lợi hơn 11 nước thành viên khác của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), thông qua việc hưởng thuế thấp hơn đối với các mặt hàng xuất khẩu có tiếng.
Theo dự báo của IMA, Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,2% năm 2015 và 6,4% năm 2016.
Tất cả các cơ hội với TPP hiện nay đều được xây dựng trên các giả định và nếu giả định đó thay đổi thì cơ hội của chúng ta sẽ thay đổi theo dù ta đã có TPP, theo Trưởng đoàn đám phán TPP của Việt Nam, thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh.
Việt Nam là nước yếu nhất nhưng lại đòi hỏi nhiều nhất trong các nước thành viên tham gia đàm phán Hiệp định thương mại tự do TPP. Trong liên kết thương mại và đầu tư, tỷ lệ xuất khẩu vào các nước TPP của Việt Nam đang cao hơn so với nhập khẩu.
Mới đây, khi họp với UBND TP.Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường đã bày tỏ thái độ đồng tình và đề nghị Hà Nội xem xét đến phương án cấp hạn ngạch, thông qua việc đấu thầu quyền được mua ô tô cá nhân nhằm giảm ùn tắc giao thông.
Chính phủ quyết định chủ trương giảm dần tỷ lệ thuỷ điện, tăng các nguồn điện tái tạo, điện hạt nhân...
Vừa qua, Đại sứ Mỹ tại VN Ted Osius và Đại sứ, cố vấn cao cấp của Ngoại trưởng Mỹ - David Thorne đã tới thăm các gian hàng của các doanh nghiệp (DN) khởi nghiệp Việt Nam (VN) tại Hội nghị kết nối đổi mới sáng tạo Việt Nam – Hoa Kỳ diễn ra tại Hà Nội.
Dù được Bí thư Thành uỷ TPHCM Đinh La Thăng động viên, bà Huỳnh Thị Lan Phương, phó giám đốc công ty TNHH xử lý chất thải Việt Nam (VWS) - nhà đầu tư Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước chỉ dám tiết lộ đang bị cạnh tranh một cách không lành mạnh và nếu nói ra sự thật thì sợ không còn đường về.
công ty TNHH xử lý chất thải Việt Nam (VWS)Đinh La Thăng động
Nhiều doanh nghiệp Việt chỉ thích mua bằng khen để làm thương hiệu.
Quy định trên được đưa ra tại dự thảo Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ-Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến đóng góp.
Việc kết thúc đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào ngày 5/10/2015 vừa qua được nhìn nhận là bước ngoặt quan trọng để thúc đẩy cải cách và phát triển kinh tế Việt Nam.
Các khoản vay không có bảo lãnh của Chính phủ hứa hẹn sẽ trở thành hình thức cấp vốn được nhân rộng trong thời gian tới, trước bối cảnh DNNN buộc phải tách dần khỏi “bầu sữa” ngân sách.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự