Nhưng “cược” thế nào để đạt được mục tiêu của một đặc khu kinh tế, đó là sự lan tỏa về kinh tế, về thể chế và kỹ năng.

Nỗi ám ảnh giá dầu và giá các mặt hàng nông sản giảm đã khiến cho tăng trưởng xuất khẩu không đạt được mục tiêu và chịu thiệt hại khoảng 5 tỷ USD
Ông Nguyễn Khắc Định, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, cho biết rằng cuộc họp Chính phủ thường kỳ trong ngày 29/2 đã đánh giá tổng quan lại tình hình kinh tế trong năm 2015.
Một điểm đáng chú ý được Chính phủ nhìn nhận, đó là GDP năm 2015 vẫn tăng và đạt được mục tiêu mà Quốc hội và Chính phủ đề ra là 6,68%, cho dù giá dầu thô và giá nông sản giảm mạnh.
Ngoài ra, một chỉ tiêu “đáng mừng” nữa cũng được ông Nguyễn Khắc Định chỉ ra, đó là đã tạo việc làm mới đạt 1,625 triệu, vượt 1,6% so với mục tiêu.
Tuy nhiên, một điểm đáng chú ý là sự sụt giảm mạnh của giá dầu thô và giá nông sản đã khiến cho chỉ tiêu tăng trưởng của xuất khẩu chỉ đạt 7,9%, tức là không đạt mục tiêu 10% mà Quốc hội đề ra.
Nguyên nhân được Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ thông tin, đó là giá dầu giảm sâu và giá nông sản giảm cùng nhiều giá hàng hóa khác giảm, đã khiến cho xuất khẩu chịu thiệt hại khoảng hơn 5 tỷ USD.
“Mặc dù lượng hàng hóa của ta đều tăng nhưng kim ngạch giảm do giá thế giới giảm nên đã kéo kim ngạch xuất khẩu năm 2015 giảm theo” – ông Nguyễn Khắc Định cho biết.
Bên cạnh đó, một vấn đề được Chính phủ thảo luận là liệu bội chi ngân sách có tăng không. Theo phân tích của các thành viên Chính phủ thì trên thực tế, bội chi ngân sách không tăng về mặt con số tuyệt đối, và con số này phù hợp với con số mà Quốc hội đã thông qua. Tuy nhiên, tính tỷ trọng của bội chi ngân sách thì tăng lên, do tổng số tiền thu được của ngân sách tăng lên.
Trong năm 2016, Chính phủ nhận định tình hình thế giới còn nhiều biến động trong bối cảnh nhiều tổ chức thế giới dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ giảm, nhiều cường quốc kinh tế tăng trưởng thấp, chưa thoát ra khỏi khó khăn, nên sẽ tạo sức ép khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam.
“Giá dầu thô giảm, diễn biến khó lường nên đòi hỏi tất cả các cấp ngành và trung ương địa phương phân tích kỹ tình hình, dự báo và trực tiếp thúc đẩy quan hệ đối ngoại để đưa hàng hóa Việt Nam ra thị trường” – Phó Chủ nhiệm Văn phòng CHính phủ nói.
Trong bối cảnh đó, 2 tháng đầu năm 2016 tình hình kinh tế đã có những bước chuyển tích cực theo đánh giá của Chính phủ. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, các chỉ số như lạm phát, sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, tiêu thụ nội địa, thu hút FDI đều đạt kết quả khả quan.
Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, Thủ tướng yêu cầu yêu cầu các Bộ, ngành chỉ đạo quyết liệt, tăng cường phối hợp thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra theo Nghị quyết số 01.
Theo đó, tiếp tục thực hiện nhất quán mục tiêu ổn định vĩ mô và tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng. Tiếp tục theo dõi sát tình hình, điều hành chủ động, linh hoạt kết hợp chặt chẽ giữa các công cụ chính sách tiền tệ, tài khoá, thương mại, đầu tư... để vừa ổn định vĩ mô vừa tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7%; tạo nền tảng vĩ mô vững chắc cho tăng trưởng cao hơn cho những năm tiếp theo.
Nhưng “cược” thế nào để đạt được mục tiêu của một đặc khu kinh tế, đó là sự lan tỏa về kinh tế, về thể chế và kỹ năng.
Sau nhiều nỗ lực níu giữ, cuối cùng trần giải ngân vốn ODA 300.000 tỉ đồng của kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020 cũng đã chính thức bị phá thủng.
Chỉ tính trong năm 2017, Việt Nam đã xuất khẩu sang Mỹ 41,6 tỉ USD, chiếm hơn 20% tỉ trọng xuất khẩu của Việt Nam ra nước ngoài
Uỷ ban Tài chính ngân sách (UBTCNS) Quốc hội đánh giá, việc giữ bội chi ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2017 thấp hơn so với dự toán và giảm mức vay của NSNN 9.749 tỷ đồng đã thể hiện sự cố gắng rất lớn của Chính phủ trong quản lý, điều hành.
Luật tạo dựng sân chơi mới, luật chơi mới, thể chế mới vượt trội, cạnh tranh so với các nước trong khu vực. Qua đó, tạo nên sự tăng trưởng, tạo một nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước, mang tính lan tỏa các khu vực xung quanh và toàn nền kinh tế.
Giá vàng hầu như không biến động. Tỷ giá trung tâm liên tục tăng. Thu ngân sách Nhà nước 4 tháng ước tăng 12,1% so với cùng kỳ. Thổ Nhĩ Kỳ khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp tự vệ với sản phẩm thép nhập khẩu….
Tới năm 2025 năng suất lao động ngành của Việt Nam hầu hết ở mức gần hoặc thấp nhất trong tương quan với các nước so sánh.
Tạo động lực mới, thúc đẩy năng suất lao động nội ngành cần được coi là mệnh lệnh chính trị để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng.
“Theo tôi, các ưu đãi về chính sách của chúng ta cũng chỉ ở mức trung bình so với các đặc khu khác trên thế giới. Tức là không thái quá nhưng so sánh với các địa bàn khác, nó có lợi thế để thu hút đầu tư”, TS. Trần Du Lịch, Thành viên tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng trao đổi với BizLIVE.
Các chuyên gia khuyên rằng trong bối cánh nhiều rủi ro, các quốc gia ASEAN như Việt Nam cần củng cổ thị trường tài chính thay cho theo đuổi mục tiêu tăng trưởng.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự