Tăng trưởng GDP đạt con số đẹp bất ngờ 6,68% nhưng thanh niên VN thất nghiệp nhiều hơn, VN nhập siêu với các thị trường mà trước đây vẫn xuất siêu, trong khi dân số tăng gần 1 triệu người năm qua...

Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/4, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2017 không thay đổi so với tháng trước; tăng 4,3% so cùng kỳ năm trước; tăng 0,9% so với tháng 12 năm trước.
Bên cạnh đó, CPI bình quân 4 tháng đầu năm 2017 so với cùng kỳ năm trước tăng 4,8%. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có 7 nhóm tăng: Thuốc và dịch vụ y tế có mức tăng cao nhất với mức tăng 8,05%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,1%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,1%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,08%...
Có 4 nhóm hàng hóa và dịch vụ giảm: Giao thông giảm 1,38%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,66%; nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,24%; bưu chính viễn thông giảm 0,03%.
Bà Đỗ Thị Ngọc, Vụ phó Vụ Thống kê giá cho biết, nguyên nhân làm tăng CPI tháng 4/2017 là do giá dịch vụ y tế tăng theo Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29/10/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính có hiệu lực từ ngày 1/3/2016, theo đó, giá các mặt hàng dịch vụ y tế áp dụng cho đối tượng có bảo hiểm y tế tăng 10,59% góp phần làm cho CPI tăng khoảng 0,41%.
Tiếp đến, trong tháng có ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5 nên nhu cầu đi du lịch của người dân tăng cao làm cho chỉ số nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,1%. Ngoài ra, do thời tiết chuyển sang mùa hè nên nhu cầu tiêu dùng của người dân về một số mặt hàng quần áo phục vụ mùa hè tăng cao như: vải các loại tăng 0,1%; quần, áo sơ mi nam tăng 0,07%; quần áo sơ mi nữ tăng 0,14%; áo phông người lớn tăng 0,47%...
Bên cạnh những yếu tố gây tăng giá nêu trên cũng có những yếu tố góp phần kiềm chế CPI trong tháng 4/2017 như: giá thực phẩm tươi sống do giá các mặt hàng này trở về mặt bằng giá trước Tết Nguyên đán. Đặc biệt, giá thịt lợn giảm 3,97% so tháng trước do nguồn cung tăng mạnh trong khi nhu cầu không tăng và nhiều tháng qua thương lái Trung Quốc hạn chế thu mua.
Giá thịt gia cầm tươi sống cũng giảm 0,32% so tháng trước do thông tin dịch cúm A/H7N9 nên người dân hạn chế tiêu dùng hơn trong khi tổng đàn gia cầm tăng, bên cạnh đó gà nhập khẩu giá rẻ ồ ạt vào Việt Nam cũng làm cho giá gà trong nước giảm. Giá gà ta hiện chỉ từ 75.000 đồng/kg - 110.000 đồng/kg; gà công nghiệp làm sẵn giá từ 40.000 đồng/kg - 55.000 đồng/kg.
Bên cạnh đó, mặc dù, giá xăng, dầu được điều chỉnh tăng vào ngày 20/4/2017, giá xăng tăng 350 đồng/lít, giá dầu diezen tăng 350 đồng/lít nhưng do còn bị ảnh hưởng của hai đợt giảm giá vào ngày 21/3/2017 và ngày 5/4/2017 làm cho nhóm giao thông giảm 1,38% so với tháng trước. Giá gas giảm 6,55% do các doanh nghiệp giảm giá từ ngày 1/4/2017 với mức giảm là 25.000 đồng/bình 12 kg vì giá gas thế giới giảm.
Cũng trong tháng 4, giá vàng trong nước biến động theo giá vàng thế giới, do căng thẳng chính trị ở Syria và bán đảo Triều Tiên nên vàng là mặt hàng giới đầu tư nhằm đến khi chính trị bất ổn. Bình quân giá vàng tháng 4 tăng 1,01% so với tháng trước, giá vàng trong nước dao động quanh mức 3.600.000 đồng/chỉ vàng SJC.
Đối với đồng đô la Mỹ (USD), do căng thẳng chính trị ở Syria và bán đảo Triều Tiên nên đồng USD liên tục mất giá so với các đồng tiền khác, giá bình quân ở thị trường tự do tháng này ở mức 22.600 - 22.700 VND/USD giảm 0,38% so với tháng trước.
Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản (CPI sau khi loại trừ lương thực, thực phẩm tươi sống; năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục) tháng 4/2017 tăng 0,09% so với tháng trước, tăng 1,5% so với cùng kỳ; 4 tháng đầu năm 2017 so cùng kỳ tăng 1,62%.
Trong tháng 4, yếu tố chi phí đẩy giảm đó là giá thực phẩm, xăng dầu giảm, biến động của lạm phát chung phụ thuộc vào diễn biến giá các mặt hàng năng lượng, lương thực, thực phẩm, các mặt hàng Nhà nước quản lý nên lạm phát chung thấp hơn lạm phát cơ bản.
Thúy Hiền/TTXVN
Tăng trưởng GDP đạt con số đẹp bất ngờ 6,68% nhưng thanh niên VN thất nghiệp nhiều hơn, VN nhập siêu với các thị trường mà trước đây vẫn xuất siêu, trong khi dân số tăng gần 1 triệu người năm qua...
Đó là quan điểm của ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đưa ra khi bình luận về con số 71.391 doanh nghiệp tạm dừng hoạt động trong năm 2015
MobiFone đã hoàn thành việc xác định giá trị doanh nghiệp và xây dựng phương án cổ phần hóa...
Tổng vốn FDI đăng ký cấp mới và vốn cấp bổ sung vào Việt Nam trong năm 2015 đạt 22,76 tỷ USD, tăng 12,5% so với năm 2014.
Việc chuyển giao 52% vốn góp của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa thể thực hiện được trong năm 2015 do đang phải chờ văn bản chỉ đạo từ các bên liên quan.
Giá phát điện thấp dẫn đến kết quả sản xuất kinh doanh không đảm bảo đang là một trong những nguyên nhân khiến cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam gặp vướng mắc khi cổ phần hóa Tổng công ty Phát điện 3 (Genco3).
Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội về việc giảm nợ công, giảm thâm hụt ngân sách nhà nước.
Bộ Công Thương cho biết sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tái cơ cấu, CPH, thoái vốn của DNNN. Trong đó, đáng chú ý nhất là sẽ tập trung vào các tập đoàn, tổng công ty 91 gồm Dầu khí, điện lực, Than Khoáng sản, Hóa chất, Thuốc lá…
Theo đánh giá của quốc tế và trong nước, trong năm 2015 nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều khởi sắc, mở ra nhiều cơ hội mới cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều khó khăn, thể hiện qua trăn trở của các nhà lãnh đạo.
Lạm phát cả năm 2015 chưa đạt 1%; thấp hơn nhiều so với mục tiêu 5% mà Quốc hội đã đề ra. Đây cũng là mức tăng tương đối thấp kể từ năm 2001 đến nay.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự