Mặc dù cơ quan hành chính từ cấp trung ương tới xã chiếm chưa đầy 9% đơn vị sự nghiệp công, nhưng nguồn ngân sách chi lương cho số này lên tới 39% tổng chi lương trên toàn hệ thống.

Năm 2015 ghi nhận một năm thu hút vốn FDI kỷ lục của Việt Nam kể từ năm 2009 đến nay, đặc biệt với 4 dự án lớn có quy mô lớn trên 1 tỷ USD được cấp phép.
Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong năm 2015, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký cấp mới và tăng thêm vào Việt Nam đạt 22,757 tỷ USD; tăng 12,5% so với năm 2014. Trong đó, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 14,5 tỷ USD, tăng 17,4% với cùng kỳ năm 2014.
Năm 2015 ghi nhận một năm thu hút vốn FDI kỷ lục của Việt Nam kể từ năm 2009 đến nay, đặc biệt với 4 dự án lớn có quy mô lớn trên 1 tỷ USD được cấp phép.
Thứ nhất, đó là dự án Công ty SamSung Display Việt Nam với số vốn đầu tư tăng thêm là 3 tỷ USD. Dự án này được cấp phép năm 2014 với số vốn đầu ban đầu là 1 tỷ USD; dự án được đầu tư tại Khu công nghiệp Yên Phong 1, tỉnh Bắc Ninh với mục tiêu sản xuất, lắp ráp, gia công, tiếp thị hoặc bán các loại màn hình.
Thứ hai, dự án Nhà máy điện Duyên Hải 2 với tổng vốn đầu tư là 2,4 tỷ USD do Công ty Janakuasa Sdh Bhd – Malaysia đầu tư tại tỉnh Trà Vinh. Mục tiêu của dự án là thiết kế, xây dựng, vận hành và chuyển giao một nhà máy nhiệt điện đốt than, công suất khoảng 1.200 MW; bao gồm hai tổ máy với công suất thiết kế 600 MW mỗi tổ máy.
Thứ ba, dự án Công ty TNHH Liên doanh thành phố Đế Vương tổng vốn đầu tư là 1,2 tỷ USD do Công ty cổ phần bất động sản Tiến Phước và Công ty TNHH bất động sản Trần Thái liên doanh với nhà đầu tư Denver Power Ltd - Vương quốc Anh. Dự án đầu tư tại TP Hồ Chí Minh vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản.
Thứ tư, dự án nhà máy sản xuất giấy Công ty TNHH Cheng Loong Bình Dương Paper với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD của nhà đầu tư Samoa. Dự án đặt tại Khu công nghiệp Bình Dương với mục tiêu sản xuất giấy công nghiệp và giấy tiêu dùng.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, trong năm qua đã có 62 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Hàn Quốc dẫn đầu với vốn đầu tư đạt 6,72 tỷ USD, chiếm 29,6% tổng vốn đầu tư tại Việt Nam.
Malaysia đứng vị trí thứ hai với số vốn đạt 2,47 tỷ USD; chiếm 10,9% tổng vốn đầu tư. Nhật Bản đứng vị trí thứ ba với số vốn đầu tư là 1,84 tỷ USD; chiếm 8,1% tổng vốn đầu tư. Đài Loan vươn lên vị trí thứ tư với số vốn đầu tư là 1,39 tỷ USD; chiếm 6,1% tổng vốn đầu tư.
Bên cạnh đó, trong năm 2015, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 51 tỉnh thành phố. Trong đó, Bắc Ninh dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 3,46 tỷ USD, chiếm 16% tổng vốn đầu tư đăng ký.
TP Hồ Chí Minh đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 3,32 tỷ USD, chiếm 14,6%. Bình Dương đứng thứ ba với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm 2,95 tỷ USD, chiếm 13% tổng vốn đầu tư…
Mặc dù cơ quan hành chính từ cấp trung ương tới xã chiếm chưa đầy 9% đơn vị sự nghiệp công, nhưng nguồn ngân sách chi lương cho số này lên tới 39% tổng chi lương trên toàn hệ thống.
Năm 2015, Việt Nam đã thu hút lượng vốn đầu tư nước ngoài lên đến gần 23 tỉ USD và dự báo dòng vốn này tiếp tục tăng mạnh khi nhà đầu tư nước ngoài vào để tận dụng lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do
Nhiều doanh nghiệp đã trực tiếp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp. Đây là xu hướng đầu tư mới, được chuyên gia kinh tế đánh giá sẽ tạo ra thay đổi cho nông nghiệp Việt Nam.
Trước mức lợi nhuận công ty mẹ của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) năm 2015 tăng tới 44% so với kế hoạch, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng cho rằng hãng hàng không này cần giảm giá vé cho người dân.
“Ngân sách và phát hành trái phiếu có chừng mực, phải đảm bảo an toàn nợ công, mà muốn xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, thì phải huy động nguồn lực ngoài xã hội, trong và ngoài nước để đầu tư. Muốn huy động được phải có cơ chế chính sách, nhà đầu tư có hiệu quả thì mới làm được” – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh.
Theo cục trưởng Cục hàng không, cơ sở hạ tầng của ngành hàng không hiện đã quá tải và tắc nghẽn, trong khi thị trường tiếp tục tăng trưởng và dự báo ở mức cao.
“Hiện tại, ngành Giao thông Vận tải đã làm được hơn 700km đường cao tốc. Từ nay đến năm 2020, ngành tiếp tục đầu tư xây dựng các dự án đường cao tốc nhằm mục tiêu có trên 2.000km đường cao tốc. Nếu trông chờ ngân sách thì không có cây số cao tốc nào đâu,” Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh.
Trong không gian hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta ngày càng mở rộng, vận hội mới mang lại không nhỏ nhưng các thách thức cũng đan xen khắc nghiệt. Để tồn tại và phát triển cùng thời đại, yếu tố mấu chốt là tăng tính cạnh tranh nền kinh tế.
Trong dự thảo thông tư của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) lần này được cho là sẽ dành nhiều cơ chế ưu đãi, thuận lợi hơn về vốn vay cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ. Theo đó, các doanh nghiệp không chỉ được hưởng lãi suất cho vay ngắn hạn không vượt quá mức lãi suất ngắn hạn cho vay tối đa, còn được xem xét cho vay tới 70% vốn đầu tư.
Trong ngày đầu tiên của năm mới 2016, mời quý vị và các bạn cùng lắng nghe những chia sẻ, mong muốn cũng như kỳ vọng của các doanh nghiệp.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự