Ý kiến chuyên gia nhận xét các điều kiện kinh doanh do các Bộ vừa ban hành hoặc đang xây dựng là hiện tượng đáng báo động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến Luật Đầu tư và làm xói mòn niềm tin vào quyết tâm cải cách.

Ảnh hưởng của việc phá giá Nhân dân tệ Trung quốc đã tác động lên lĩnh vực sản xuất của Việt Nam khi giá cả hàng hóa Trung quốc thấp hơn và cạnh tranh gia tăng...
Nikkei vừa công bố báo cáo Chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam tháng 8/2015. Theo đó, chỉ số này đã giảm từ 52,6 điểm trong tháng 7 xuống còn 51,3 điểm trong tháng 8; cho thấy các điều kiện kinh doanh cải thiện yếu nhất kể từ tháng 3.
Nikkei đánh giá, sức khỏe của lĩnh vực sản xuất đã được cải thiện trong suốt hai năm qua. Tuy nhiên, trong tháng 8, sản lượng ngành sản xuất đã tăng với tốc độ chậm nhất trong 10 tháng, nhu cầu của khách hàng giảm.
Đồng thời, báo cáo cũng cho biết, mức tăng số lượng đơn đặt hàng mới cũng đã chậm lại trong tháng 8. Trong khi đó, số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới đã giảm tháng thứ 3 liên tiếp.
Việc giảm nhu cầu của khách hàng quốc tế và áp lực cạnh tranh từ các công ty Trung quốc được coi là những nhân tố dẫn đến giảm số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới.
Ngoài ra, việc Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ hồi đầu tháng 8 cũng được coi là nguyên nhân dẫn đến giảm giá cả đầu vào do giá cả trên các thị trường thế giới đối với các mặt hàng như sắt thép và dầu lửa đã giảm.
Mức tăng sản lượng và số lượng đơn đặt hàng của các công ty sản xuất của Việt nam trong tháng 8 giảm do nhu cầu khách hàng giảm. Giá cả trên thị trường thế giới giảm đã góp phần làm chi phí đầu vào giảm mạnh. Điều này đã làm giá cả đầu ra giảm nhanh hơn, và nhiều công ty đã phải giảm giá đầu ra để đối phó với áp lực cạnh tranh từ các công ty Trung quốc.
Mức tăng số lượng đơn đặt hàng mới yếu hơn dẫn đến lượng công việc tồn đọng giảm tháng thứ 3 liên tiếp, song các công ty tiếp tục tăng số lượng nhân viên trong tháng 8. Tuy nhiên, Nikkei cho biết, tốc độ tạo việc làm đã chậm lại so với tháng 7.
Bình luận về chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam tháng 8/2015, ông Andrew Harker – Chuyên gia tại Markit cho biết, tình trạng suy yếu trên các thị trường thế giới như một “cú hãm” đối với lĩnh vực sản xuất của Việt Nam trong tháng 8 và tốc độ tăng sản lượng chậm nhất 10 tháng.
Mặc dù vẫn ở trong vùng tăng, nhưng dữ liệu PMI mới nhất cho thấy tăng trưởng ngành sản xuất của Việt Nam đã giảm rõ ràng so với các mức tăng mạnh mẽ của những tháng trước.
"Ảnh hưởng của việc phá giá Nhân dân tệ Trung quốc đã tác động lên lĩnh vực sản xuất của Việt Nam khi giá cả hàng hóa Trung quốc thấp hơn và cạnh tranh gia tăng. Do vậy, các nhà sản xuất trong nước hi vọng việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phá giá tiền Đồng sẽ giúp duy trì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp" – ông Andrew nhận định.
Ý kiến chuyên gia nhận xét các điều kiện kinh doanh do các Bộ vừa ban hành hoặc đang xây dựng là hiện tượng đáng báo động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến Luật Đầu tư và làm xói mòn niềm tin vào quyết tâm cải cách.
Vào cuối năm nay thị trường lao động ASEAN (AEC) sẽ chính thức mở cửa. Cơ hội đó liệu có dành cho người lao động Việt Nam?
Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm khẳng định CPI thấp là dấu hiệu tốt để phát triển nền kinh tế. Giá xăng dầu giảm làm chi phí đầu vào của các ngành giảm, giá thành giảm là yếu tố tốt để GDP tăng trưởng.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất ngưỡng nợ công phù hợp bình quân giai đoạn 2015-2020 là 68% GDP.
Tờ Financial Times nhận định Việt Nam là một trong những điểm sáng ít ỏi hiện nay ở khu vực thị trường mới nổi, với tăng trưởng cao và ổn định.
Bloomberg nhận định, tăng trưởng kinh tế Việt Nam được hỗ trợ tích cực từ giá năng lượng thấp.
Để tạo bước ngoặt cho cuộc cải cách kinh tế trong bối cảnh kinh tế toàn cầu "gập ghềnh phục hồi", Việt Nam cần chuyển đổi mô hình tăng trưởng; khắc phục “bẫy thu nhập trung bình”...
Nhiều lúc doanh nghiệp (DN) nói, cơ quan quản lý không tiếp thu, ngược lại cơ quan quản lý nói, DN lại không hiểu. Trong môi trường kinh doanh của Việt Nam hiện nay, có thực tế đáng buồn là doanh nghiệp và cơ quan quản lý đang ở hai chiến tuyến khác nhau, họ như đang nói hai thứ ngôn ngữ mà không bên nào hiểu cả…
Theo công bố của Tổng cục thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 năm 2015 giảm 0,21% so với tháng trước; bằng 100% so cùng kỳ năm trước; tăng 0,4% so với tháng 12 năm trước; CPI bình quân 9 tháng năm 2015 so với cùng kỳ năm trước tăng 0,74%.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định, kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục đà phục hồi ổn định với tốc độ tăng trưởng cao hơn năm 2015. Theo đó, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6,7% so với năm 2015.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự