Kinh tế nước ta tiếp tục đà phục hồi với mức tăng trưởng GDP năm 2015 ước đạt 6,68%, cao nhất trong vòng 8 năm qua, vượt mục tiêu đề ra, tạo đà cho sự phát triển 5 năm tới.

MobiFone đã hoàn thành việc xác định giá trị doanh nghiệp và xây dựng phương án cổ phần hóa...
Không nói cụ thể ngày nào, nhưng Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son cho biết Bộ sắp trình phương án cổ phần hóa MobiFone lên Thủ tướng Chính phủ.
Thông tin trên được ông Son cho biết tại hội nghị triển khai công tác của Tổng công ty Viễn thông MobiFone năm 2016, sáng 25/12.
Theo Bộ trưởng Son, giá trị doanh nghiệp của MobiFone là rất lớn, lớn hơn nhiều doanh nghiệp khác đang cổ phần hóa, vì thế, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Hội đồng Thành viên MobiFone phải thận trọng.
“Chính vì doanh nghiệp có quy mô lớn, nên khi cổ phần hóa sẽ đem lại giá trị rất lớn cho xã hội, vì thế phải làm một cách thận trọng, không cổ phần hóa bằng mọi giá”, ông Son nói.
Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông cũng cho biết, đến thời điểm hiện tại, về cơ bản, MobiFone đã hoàn thành việc xác định giá trị doanh nghiệp và xây dựng phương án cổ phần hóa trình Bộ Thông tin và Truyền thông, và Bộ sẽ trình Thủ tướng những ngày tới đây.
Theo Bộ trưởng Son, trong năm 2015, MobiFone đã tích cực triển khai kế hoạch cổ phần hóa, tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, đúng chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Thông tin và Truyền thông.
Bên cạnh đó, nhà mạng viễn thông này cũng thường xuyên báo cáo Bộ để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, kể cả sản xuất kinh doanh và cổ phần hóa.
Mặc dù có nhiều quy định, chính sách mới tác động tới công tác cổ phần hóa, nhưng theo Bộ trưởng Son, MobiFone đã phối hợp chặt chẽ với đơn vị tư vấn, các cơ quan liên quan, khẩn trương thực hiện các nội dung công việc để xác định giá trị doanh nghiệp.
Ông Son cũng chỉ đạo, năm 2016, MobiFone phải chủ động triển khai các nội dung tiếp theo trong tiến trình cổ phần hóa, khi phương án cổ phần hóa được Thủ tướng duyệt.
Cũng tại hội nghị tổng kết trên, MobiFone cho biết, doanh thu pháp lệnh năm 2015 của doanh nghiệp này đạt 36.900 tỷ đồng, tăng trưởng 8,29% và lợi nhuận đạt 7.395 tỷ đồng tăng 1,1% so với năm 2014.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tiếp tục ở mức cao 49,35%, tổng nộp ngân sách Nhà nước đạt 6.922 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2014.
MobiFone đặt mục tiêu năm 2016 đạt tổng doanh thu là 35.873 tỷ đồng, tăng 10%, trong đó, doanh thu công ty mẹ là 33.122 tỷ đồng; lợi nhuận công ty mẹ đạt 5.204 tỷ đồng.
Ông Lê Nam Trà, Chủ tịch MobiFone cho biết trong năm 2016, MobiFone sẽ tập trung đầu tư mạnh cho bốn lĩnh vực gồm di động, truyền hình, bán lẻ và dịch vụ đa phương tiện, trong đó vấn đề cổ phần hóa, bán lẻ, 4G, IoT (Internet of things) sẽ là những tâm điểm.
Đồng thời, nhà mạng này sẽ tập trung vào đầu tư hạ tầng viễn thông, triển khai nhanh 4G, xây dựng nguồn nhân lực công nghệ thông tin và truyền hình.
Kinh tế nước ta tiếp tục đà phục hồi với mức tăng trưởng GDP năm 2015 ước đạt 6,68%, cao nhất trong vòng 8 năm qua, vượt mục tiêu đề ra, tạo đà cho sự phát triển 5 năm tới.
Năm 2015 có thể xem là một năm nhiều biến động đối với nền nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản.
Thống kê của Bộ Tài chính cho thấy, bình quân cả giai đoạn 2011-2015, tỷ lệ huy động từ thuế, phí vào NSNN khoảng 21% GDP.
Kết quả kiểm tra cần được báo cáo thay vì... im lặng, gây hoang mang và nghi ngờ trong dư luận. Bởi nếu các doanh nghiệp bị kiểm tra có sai phạm, việc xử lý sẽ như thế nào và ngược lại.
Tăng trưởng GDP đạt con số đẹp bất ngờ 6,68% nhưng thanh niên VN thất nghiệp nhiều hơn, VN nhập siêu với các thị trường mà trước đây vẫn xuất siêu, trong khi dân số tăng gần 1 triệu người năm qua...
Đó là quan điểm của ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đưa ra khi bình luận về con số 71.391 doanh nghiệp tạm dừng hoạt động trong năm 2015
Tổng vốn FDI đăng ký cấp mới và vốn cấp bổ sung vào Việt Nam trong năm 2015 đạt 22,76 tỷ USD, tăng 12,5% so với năm 2014.
Việc chuyển giao 52% vốn góp của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa thể thực hiện được trong năm 2015 do đang phải chờ văn bản chỉ đạo từ các bên liên quan.
Giá phát điện thấp dẫn đến kết quả sản xuất kinh doanh không đảm bảo đang là một trong những nguyên nhân khiến cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam gặp vướng mắc khi cổ phần hóa Tổng công ty Phát điện 3 (Genco3).
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cho biết: Dự kiến thu NSNN thời gian tới không tăng đột biến, trong khi nhu cầu chi NSNN phải tăng lớn để trả các khoản nợ đến hạn, đầu tư cơ sở hạ tầng, bảo đảm quốc phòng, an ninh trong tình hình mới và tiếp tục thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội…
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự