Theo thống kê mới nhất, tính đến hết tháng 9-2015, hệ thống thanh tra tài chính đã thực hiện 69.576 cuộc thanh tra, kiểm tra; phát hiện và kiến nghị thu hồi trên 9.163 tỷ đồng, xử phạt vi phạm hành chính 2.390 tỷ đồng.

Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh khẳng định việc cần thiết phải phát hành trái phiếu vay nợ, nhưng cần dùng đồng tiền đó để đầu tư hiệu quả.
Bên hành lang phiên họp Quốc hội sáng 24.10, trao đổi với báo chí, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh cho biết, ngân sách năm qua khó khăn là do giá dầu giảm quá mạnh so với dự kiến. Lúc đầu, ngân sách dự toán khoảng 100 USD/thùng, thực tế giá dầu bình quân giảm chỉ còn 50 USD/thùng. Bên cạnh đó, thu từ nhà máy lọc dầu Dung Quất cũng bị giảm. Tổng cộng các khoản thu liên quan đến dầu thô trong năm 2015 giảm khoảng 63.000 tỉ đồng.
Nguồn thu thứ hai không tăng, thậm chí giảm do lộ trình giảm thuế để hỗ trợ cho cộng đồng doanh nghiệp. Theo kế hoạch trong giai đoạn 2015 - 2020, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp giảm từ 25% xuống 23% rồi 20%, nhưng vì khó khăn quá nên phải hạ nhanh hơn từ 25% xuống 22%, rồi ưu đãi cho một số lĩnh vực còn 20%. Chính sách này vừa hỗ trợ, vừa nuôi dưỡng nguồn thu nhưng theo Phó thủ tướng phải có độ trễ, nhanh thì 1 vài năm, thậm chí mất 5 năm các doanh nghiệp có thể phục hồi sản xuất ra sản phẩm, có lãi ngân sách mới có thu.
“Đó là những yếu tố căn bản để lý giải tại sao tăng trưởng GDP cao mà thu ngân sách lại thấp”, Phó thủ tướng nói.
Tuy nhiên, điểm tích cực thu ngân sách năm nay, theo Phó thủ tướng là nỗ lực của các địa phương. Tổng thể thu ngân sách tăng, chủ yếu nằm ở phần tăng nội địa của các địa phương. Như vậy, với chuyển biến cơ cấu nguồn thu, theo đánh giá của Phó thủ tướng, nguồn thu dần trở nên bền vững, bởi nguồn thu từ nội địa luôn là một nguồn thu căn cơ, chắc chắn. Trước kia nguồn thu từ dầu thô và xuất nhập khẩu rất lớn, lên tới vài chục % GDP, nay chỉ còn rất nhỏ, thậm chí chỉ còn vài % GDP. Tín hiệu tích cực này xóa đi những lo ngại cố hữu về tác động khó lường của biến động giá dầu các năm trước.
Để cân đối được ngân sách, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia, Phó thủ tướng cho rằng khi nguồn thu sụt giảm, khó khăn thì phải “thắt” đầu ra, tức giảm chi, chỉ chi những gì thực sự cần thiết. “Cũng không nên quá lo lắng ngân sách bị đảo lộn, bởi nếu ngân sách Trung ương hụt thu thì địa phương đã tăng lên. Để đảm bảo cân đối sẽ giảm nguồn điều tiết từ Trung ương”, Phó thủ tướng nói.
Liên quan áp lực nợ công khi Chính phủ đề nghị vay vốn 3 tỉ USD để đảo nợ, Phó thủ tướng cho rằng, không quốc gia nào không phải đi vay, vay để tái cơ cấu nợ được pháp luật cho phép. Tuy nhiên, vay để đầu tư tạo ra sản phẩm, tạo tiền để trả nợ chứ không phải vay để đầu tư bừa bãi, vay chi thường xuyên.
“Quan trọng là vay về làm gì để trả được nợ. Con số nợ công cao hay thấp không phải vấn đề. Kể cả anh vay thấp mà không trả được, đầu tư không hiệu quả vẫn vỡ nợ như thường”, Phó thủ tướng cảnh bảo và lưu ý, quan trọng là phải quản lý tốt đầu ra.
Theo thống kê mới nhất, tính đến hết tháng 9-2015, hệ thống thanh tra tài chính đã thực hiện 69.576 cuộc thanh tra, kiểm tra; phát hiện và kiến nghị thu hồi trên 9.163 tỷ đồng, xử phạt vi phạm hành chính 2.390 tỷ đồng.
Trong 10 tiêu chí của WB, kết quả bảo vệ nhà đầu tư và nộp thuế tại Việt Nam chưa được đánh giá cao, song các thủ tục thành lập doanh nghiệp, tiếp cận điện năng... đã có nhiều cải thiện.
Để đáp ứng nhu cầu về tăng trưởng xanh của Việt Nam, thu hút vốn tư nhân theo hình thức Đối tác công-tư (PPP) có thể là một trong những cách giải quyết hiệu quả 70% vốn trong 30 tỷ USD vốn đầu tư dành cho Chiến lược tăng trưởng xanh.
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long: “Cần xem khoản lỗ của doanh nghiệp nhà nước là khách quan hay chủ quan vì đây là tiền thuế của dân, không phải anh muốn làm gì thì làm; như vậy là tạo ra tiền lệ không tốt”.
Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát cho rằng khi Việt Nam tham gia TPP, lo ngại nhất là lĩnh vực chăn nuôi và Bộ đang tìm những hướng đi phù hợp để hỗ trợ nông dân, tháo gỡ những khó khăn…
Chỉ số niềm tin người tiêu dùng tăng do mức độ lạc quan về tình hình tài chính cá nhân, cũng như triển vọng nền kinh tế trong tương lai tại Việt Nam đều gia tăng.
Thu chỉ có giới hạn, nếu vượt quá giới hạn mà vẫn tận thu thì sẽ triệt tiêu động lực phát triển của nền kinh tế. Thu ngân sách vượt quá một ngưỡng nào đó sẽ khiến nền kinh tế trì trệ. Ở Việt Nam, cái ngưỡng này đã sắp đến giới hạn.
Theo Tiến sỹ Trần Du Lịch, ưu tiên của TPHCM trong gần 3 năm qua là cho vay các doanh nghiệp cần tiền để phục hồi sản xuất nhưng không vay được do vẫn còn vướng nợ xấu.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tin rằng với bản lĩnh và trí tuệ, người Việt Nam sẽ thành công trong sân chơi TPP.
Quan tâm của đại biểu Hòa cũng như nhiều vị đại biểu khác là nền kinh tế sẽ được vận hành như thế nào trong thời gian tới?
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự