Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang dự thảo Nghị định về chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp. Trong đó Bộ đề xuất nhiều ưu đãi và hỗ trợ đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào nông nghiệp.

Theo báo cáo của Chính phủ, dự kiến cuối năm 2017, con số nợ công khoảng 3,13 triệu tỷ đồng (năm 2016 mới chỉ 2,86 triệu tỷ đồng). Tỷ lệ nợ công năm 2017 chiếm khoảng 62,6%GDP và dự kiến tiếp tục tăng lên mức 63,9%GDP vào cuối năm 2018.
Báo cáo về tình hình nợ công vừa được Chính phủ gửi các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 khóa XIV cho biết, dự kiến cuối năm 2017 dư nợ công khoảng 3,13 triệu tỷ đồng, chiếm 62,6%GDP.
Dư nợ chính phủ khoảng 2,59 tỷ triệu tỷ đồng, tương đương 51,8% GDP và dư nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 45,2% GDP, trong giới hạn được Quốc hội cho phép. Cụ thể như sau:
Trước đó, năm 2016, các chỉ tiêu về nợ công năm 2016 nằm trong giới hạn được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trong đó: dư nợ công là 2,86 triệu tỷ đồng (bằng 63,6% GDP), nợ Chính phủ là 2,37 triệu tỷ đồng (bằng 52,6% GDP), nợ được Chính phủ bảo lãnh là 461.616 tỷ đồng (bằng 10,25% GDP), nợ chính quyền địa phương là 34.043 tỷ đồng (bằng 0,76% GDP).
Báo cáo cho biết, bên cạnh các kết quả đạt được, việc huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công còn một số điểm cần tiếp tục giám sát chặt chẽ và lưu ý như nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia trong năm 2016 tiếp tục tăng lên so với năm trước.
Cụ thể, năm 2016 nợ công ở mức 63,6% GDP, nợ Chính phủ ở mức 52,6% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia ở mức 44,7% GDP, gần ngưỡng Quốc hội cho phép.
Cũng theo báo cáo, mặc dù Chính phủ vẫn đảm bảo thanh toán trả nợ trong nước, nước ngoài nhưng với hệ số thanh toán trả nợ nói trên là khá cao, đang có xu hướng tăng lên, gây áp lực bố trí nguồn trả nợ của NSNN.
Cụ thể, năm 2016, chỉ tiêu nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ so với thu ngân sách nhà nước bằng 14,0% tổng thu NSNN và nếu tính cả đảo nợ là 20,6% tổng thu NSNN (nằm trong giới hạn được duyệt là không quá 25% so với tổng thu NSNN.
Để tiếp tục tăng cường công tác quản lý nợ công, Chính phủ cho biết cần tiếp tục quản lý chặt chẽ việc huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển, tập trung vào việc huy động vốn bù đắp thiếu hụt NSNN trong khung cân đối ngân sách và đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020; thực hiện vay nợ trong phạm vi kế hoạch hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt; vay cho đầu tư phát triển, không vay cho chi thường xuyên; kiểm soát chặt chẽ việc vay về cho vay lại và bảo lãnh Chính phủ; kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu an toàn nợ trong phạm vi chỉ tiêu an toàn nợ được Quốc hội cho phép.
Ngoài ra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động vay nợ của doanh nghiệp (cả vay trung, dài hạn và ngắn hạn) theo hình thức tự vay tự trả trong giới hạn được cho phép. Cụ thể, hạn mức vay thương mại trung và dài hạn của của doanh nghiệp hàng năm tối đa là 5,5 tỷ USD, mức độ tăng tối đa hàng năm của dư nợ nước ngoài ngắn hạn là 8-10%.
N.MẠNH
Theo Bizlive.vn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang dự thảo Nghị định về chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp. Trong đó Bộ đề xuất nhiều ưu đãi và hỗ trợ đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào nông nghiệp.
Tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, vẫn còn nhiều hộ dân chưa thể tiếp cận gói tín dụng vay vốn theo Nghị định 55, một phần là do chưa nắm bắt được thông tin.
Thừa nhận còn có những bất cập trong việc phân loại các mã hàng liên quan đến sản phẩm sữa, đại diện của Tổng cục Hải quan cho rằng đây là nguyên nhân khiến cho các doanh nghiệp đang có sự hiểu sai về vấn đề này.
Số thuế các doanh nghiệp sữa phải nộp, theo cơ quan hải quan, nhiều nhất có thể tới 700 tỷ đồng.
“Nghị định 15 về hợp tác công-tư quy định trách nhiệm của Nhà nước, Nhà nước làm sai thì phải đền bù thiệt hại, tuy nhiên sẽ còn gian nan lắm, vì quản lý Nhà nước sợ mất quyền, không muốn mất quyền”- Cục trưởng Cục Đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lê Văn Tăng cho biết.
“Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) vụ “Lấp sông Đồng Nai làm dự án” không đủ cơ sở khoa học. Cho phép UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức thực hiện một ĐTM mới” là kết quả làm việc của Hội đồng thẩm định về ĐTM của dự án do Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) tổ chức ngày 8.9, tại Hà Nội.
Nhiệm kỳ tới, lãnh đạo thành phố đặt chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người đạt 9.800 USD vào cuối năm 2020.
Trong bối cảnh Việt Nam trở thành thành viên Cộng đồng kinh tế ASEAN và nhiều hiệp định thương mại lớn, nguy cơ tụt hậu, không thể tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu của doanh nghiệp càng lộ rõ.
Trong khi cơ quan quản lý và các chuyên gia đang đau đầu tính toán để huy động được 3 tỷ USD trái phiếu về tái cơ cấu nợ, thì một con số tương đương đang "chảy ra” nước ngoài nhằm phục vụ cho nhu cầu được học tại môi trường quốc tế.
Tổng số nợ phải trả của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã lên tới 1,57 triệu tỷ đồng, tương đương 69,8 tỷ USD...
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự