Theo Fitch Ratings, việc ký kết hiệp định tự do thương mại giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) sẽ giúp Việt Nam hưởng nhiều lợi ích kinh tế vĩ mô dài hạn.

79% người Việt được Nielsen khảo sát cho biết sẽ để dành tiền nhàn rỗi, cao hơn mức bình quân của các khu vực trên thế giới.
Hãng nghiên cứu Nielsen vừa công bố báo cáo nghiên cứu về hành vi tiêu dùng quý IV/2015. Theo đó, người tiêu dùng Việt có tinh thần tiết kiệm tiền vào bậc cao nhất toàn cầu với 79% người được hỏi dùng tiền nhàn rỗi để tiết kiệm, cao hơn nhiều so với các nước khác như Thái Lan (60%), Singapore (64%).
Tinh thần tiết kiệm của người Việt cũng cao hơn hẳn so với châu Âu và Bắc Mỹ với nơi kết quả khảo sát cho thấy con số lần lượt là 36-45%. Ngoài tiết kiệm, người tiêu dùng Việt Nam thường dùng tiền nhàn rỗi để mua sắm và giải trí, trong khi hành vi phổ biến ở nhiều nước là để trả nợ hoặc mang đi đầu tư.
Cụ thể, có tới 44% người Việt được khảo sát dùng tiền nhàn rỗi vào việc đi du lịch và mua sắm quần áo mới, 38% mua sắm các sản phẩm công nghệ mới. Tỷ lệ dùng vào trang trí nhà cửa đạt 40%, trong khi chi tiêu cho các hoạt động giải trí là 37%.
Trong bối cảnh chi phí sinh hoạt có xu hướng tăng tại Việt Nam, khuynh hướng thay đổi thói quen chi tiêu để tiết kiệm chi phí vẫn là ưu tiên hàng đầu của người tiêu dùng Việt. 8 trên 10 người đã điều chỉnh thói quen trong 12 tháng qua để hạn chế các khoản chi tiêu của mình.
Các phương pháp được áp dụng là hạn chế mua quần áo mới, tiết kiệm tiền gas và điện, hoãn thay thế các sản phẩm gia dụng. Bên cạnh đó, phân nửa người Việt cũng đã giảm chi tiêu cho các khoản giải trí bên ngoài gia đình và chi phí sử dụng điện thoại. Người tiêu dùng còn cắt giảm chi phí thực phẩm, phí điện thoại, hoạt động giải trí.
Bất ổn kinh tế được xem là một trong những mối lo lớn của người tiêu dùng bên cạnh sức khoẻ, việc làm và sinh hoạt phí tăng.
"Người tiêu dùng ngày nay không chỉ đơn thuần là quan tâm đến chuyện lo cho bữa ăn hàng ngày, mà mong muốn có cuộc sống tốt hơn. Điều này kéo theo việc xuất hiện và gia tăng các mong đợi và các ưu tiên khác. Hầu hết người tiêu dùng đều khao khát có nhà riêng hoặc đi du lịch trong khoảng thời gian dài, do đó nhu cầu tiết kiệm ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn có một sự bi quan nhất định dành cho thị trường", Tổng giám đốc Vaughan - Công ty Nielsen Việt Nam nói.
Dù vậy, chỉ số niềm tin người tiêu dùng cuối quý IV/2015 vẫn tăng 3 điểm, lên 108 điểm (tăng 3 điểm) so với quý III/2015. Với chỉ số này, Việt Nam xếp thứ 6 toàn cầu về mức độ lạc quan của người tiêu dùng.
Bạch Dương
Theo Vnexpress
Theo Fitch Ratings, việc ký kết hiệp định tự do thương mại giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) sẽ giúp Việt Nam hưởng nhiều lợi ích kinh tế vĩ mô dài hạn.
Có quy mô GDP tương đồng, song dân số Việt Nam gấp 20 lần tiểu bang Nam Carolina.
Sáng 9.11, Tổng LĐLĐVN phối hợp với Oxfam tổ chức hội thảo về vai trò CĐ trong việc đại diện và bảo vệ NLĐ phi chính thức.
Với tình trạng ngân sách khó khăn, nguồn cân đối chưa có, liệu khoản vay 32.000 tỷ đồng của Bộ Tài chính có cân đối được nguồn để trả cho Ngân hàng Nhà nước?
Nếu không có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển ngành, trong đó giải quyết các vấn đề về hạ tầng giao thông, cơ sở hạ tầng giúp doanh nghiệp giảm chi phí, thì rất khó để các nhà đầu tư rót vốn vào nông nghiệp.
Sáng 10-11, Quốc hội thông qua nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 với mục tiêu tăng trưởng kinh tế (GDP) khoảng 6,7%. Trong bối cảnh khó khăn, mục tiêu này có khả thi?
Mới đây, một số ý kiến cho rằng NHNN nên giảm bớt sở hữu ở các ngân hàng thương mại nhà nước, có thể về 51%. Nếu điều này xảy ra, cùng việc thoái vốn ở 3 ngân hàng 0 đồng, theo thị giá hiện tại, NHNN có thể mang về cho ngân sách tới hơn 80.000 tỷ đồng – một con số khổng lồ.
Với gần 90,5% đại biểu tham gia biểu quyết tán thành sáng nay (10/11), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2016.
Giải pháp nào để ngăn chặn tình trạng thâm hụt ngân sách, nợ công đang ngày càng phình ra? Trao đổi với Tuổi Trẻ, TS Phạm Thế Anh, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, phân tích:
Luồng ý kiến ủng hộ lập luận Nhà nước sẽ không bị thiệt nếu xoá nợ, trong khi bên phản đối cho rằng đề xuất này là bất công cho các doanh nghiệp tư nhân.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự