Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 phải trình Chính phủ cho ý kiến trước khi báo cáo Quốc hội khóa 13, kỳ họp thứ 10 tới đây.

Bộ Quốc Phòng là cơ quan quản lý nhiều tập đoàn, tổng công ty trực thuộc. Trong đó, quân nhân có cấp bậc cao, khả năng điều hành kinh doanh giỏi được giao nắm giữ những vị trí chủ chốt.
Quân đội có hơn 20 đoàn Kinh tế - Quốc phòng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng sâu, vùng xa, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bảo đảm quốc phòng an ninh ở biên giới, hải đảo.
Chức vụ chủ chốt tại các tập đoàn, tổng công ty đều do quân nhân nắm giữ. Thống kê cho thấy, vị trí chủ tịch, tổng giám đốc ở nhiều tổng công ty và 1 tập đoàn đều được giao cho quân nhân có cấp bậc từ Trung tá trở lên.
Theo quy định hiện hành, quân hàm Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân, Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc hải quân được Thủ tướng Chính phủ phong, thăng quân hàm. Các cấp bậc khác thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Trong 21 tập đoàn, tổng công ty được thống kê, có 9 tướng quân đội giữ chức Chủ tịch/Tổng Giám đốc, bao gồm: 1 Thượng tướng, 6 Thiếu tướng và 2 Chuẩn đô đốc. Ở nhiều tổng công ty, chức vụ Chủ tịch, Tổng giám đốc có khi lại được quân nhân có cấp bậc Đại tá nắm giữ. Tuy nhiên, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty 789 lại là một Trung tá, đó là Trung tá Nguyễn Công Hiếu.
Tập đoàn Viễn thông Quân đội có 1 tổng giám đốc và 7 phó tổng giám đốc. 3 người trong đó có cấp bậc Thiếu tướng. Các vị trí còn lại do 3 đại tá và 2 thượng tá nắm giữ.
Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn có 1 Tổng Giám đốc và 9 phó tổng giám đốc. Chủ tịch Tổng công ty là Chuẩn Đô đốc Phạm Hoài Nam. Chuẩn Đô đốc Nguyễn Đăng Nghiêm giữ chức vụ Tổng giám đốc.
Giữ chức vụ Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc tại Tổng công ty Trực thăng Việt Nam (VNH) là Thiếu tướng Hà Tiến Dũng. 4 Phó tổng giám đốc tại VNH là Đại tá Vi Công Hùng, Đại tá Trần Đình Nam, Đại tá Lê Trọng Đông, Thượng tá Kiều Đặng Hùng.
Theo Trí thức trẻ
Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 phải trình Chính phủ cho ý kiến trước khi báo cáo Quốc hội khóa 13, kỳ họp thứ 10 tới đây.
Dự án vừa làm xong đã lạc hậu, sản phẩm không thể cạnh tranh; vốn ưu đãi biến thành nợ xấu... là những góc khuất được các chuyên gia mổ xẻ sau hơn 20 năm Việt Nam nhận ODA.
Đó là kết quả khảo sát “Tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu và thay đổi trong nông thôn VN” mà Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) vừa công bố.
Đó là ý kiến của nhiều đại biểu tại hội thảo “20 năm huy động và sử dụng vốn ODA của VN”, do Ban Kinh tế TƯ chủ trì với sự phối hợp của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển VN (BIDV).
Theo dự toán ngân sách Nhà nước năm 2015 của Bộ Tài chính, giá dầu ở mức 100 USD/thùng. Trong khi đó, hiện giá dầu thế giới chỉ còn 45 USD/thùng và được dự toán giảm tiếp.
Theo Bộ Tài chính, bội chi ngân sách nhà nước bảy tháng ước 100,68 nghìn tỉ đồng.
“Việt Nam cần kiểm soát chặt chẽ cây mắc ca, tránh lặp lại sai lầm như Trung Quốc", ông Burnett, Chủ tịch Hiệp hội mắc ca Úc- nước xuất khẩu mắc ca lớn nhất trên thế giới đưa ra lời khuyên.
Báo cáo mới nhất của HSBC chỉ ra rằng, ngay cả nhu cầu nội địa đang được cải thiện, những rủi ro lớn nhất đối Việt Nam sẽ là từ những yếu tố chủ quan trong nước hơn là những yếu tố khách quan bên ngoài.
Trong báo cáo tháng 7/2015, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (GDTCQG) dự báo: Tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm 2015 ở mức 6,4% và cả năm 2015 có khả năng ở mức 6,5%, cao hơn dự báo tại Báo cáo tháng 6 của cơ quan này.
Nhiều chuyên gia cho rằng Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ đem lại lợi ích cho nhiều thành viên, như Việt Nam. Tuy nhiên, tờ Financial Times lại cho rằng các nước cần thận trọng với loại "ưu đãi tiềm năng" này.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự