Người kinh doanh đang “đuổi theo” các điều chỉnh chính sách, thậm chí muốn lập doanh nghiệp mới ở các đặc khu để trốn thuế, lách thuế.

Đó là nghịch cảnh mà các chuyên gia kinh tế chỉ ra khi phân tích dự thảo Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt khi có quá nhiều ưu đãi, đặc biệt là ưu đãi về thuế cho các tập đoàn lớn.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cảnh báo: Các nhà đầu tư lớn hưởng tất cả ưu đãi về thuế và nhiều ưu đãi khác sẽ triền miên báo lỗ trong nhiều năm để hưởng mọi ưu đãi. “Điều bất hợp lý là lỗ nhưng các doanh nghiệp (DN) lại xin mở rộng đầu tư gấp 2-3 lần. Tôi không tin một DN lỗ triền miên lại liên tục mở rộng đầu tư” - bà nói.
ThS Nguyễn Thu Hương: “Người dân và các DN nhỏ đang phải cõng gánh nặng thuế thay cho các DN, tập đoàn lớn.
Đóng góp những ý kiến vào dự luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt (dự luật đặc khu) đang trình Quốc hội thông qua, ThS Nguyễn Thu Hương, quản lý cấp cao Chương trình quản trị của tổ chức Oxfam, nói: “Người dân và các DN nhỏ đang phải cõng gánh nặng thuế thay cho các DN, tập đoàn lớn. Quốc hội và Chính phủ cần cẩn trọng xem xét các chính sách ưu đãi (từ điều 40 đến 43) của dự thảo luật này”.
Theo bà Hương, các chính sách ưu đãi thuế trong dự thảo là không cần thiết vì các lĩnh vực ưu đãi không có gì mới so với các luật khác. Cụ thể, các ngành công nghiệp được đề xuất ưu tiên gần như trùng lặp với các ngành ưu tiên của các khu công nghệ cao và khu kinh tế đã được ưu đãi trong các luật khác.
Ba ngành mới là casino, nghỉ dưỡng, bất động sản thì vốn đã thu hút sẵn đầu tư khi chưa có luật đặc khu (từ năm 2015 đến nay, Quảng Ninh đã thu hút khoảng 36.000 tỉ đồng cho các ngành này). "Miễn thuế ngắn hạn cho nghiên cứu phát triển, DN khởi nghiệp và các trung tâm nghiên cứu sáng tạo có thể không mang lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư” - bà nêu quan điểm.
Theo ông Henrique Alencar, tư vấn chính sách về thuế và bất bình đẳng, Oxfam Novib, cuộc khảo sát trên diện rộng đối với các DN ở nhiều quốc gia trên thế giới mà Oxfam Novib thực hiện chỉ ra: Ưu đãi thuế không phải yếu tố các nhà đầu tư theo đuổi khi quyết định đầu tư mà chủ yếu về vấn đề cơ sở hạ tầng, ổn định kinh tế, chính trị và chất lượng nguồn nhân lực.
Theo các chuyên gia, việc có quá nhiều ưu đãi, đặc biệt là thuế trong dự thảo Luật đặc khu là ưu đãi chồng ưu đãi và gây thâm hụt ngân sách.
Ông Henrique Alencar nêu hàng loạt hệ lụy: Khi mà có quá nhiều ưu đãi thuế thì đương nhiên là ngân sách sẽ bị giảm thu, dẫn đến thâm hụt ngân sách. Lúc này Chính phủ có hai lựa chọn.
Một là cắt giảm những chương trình đầu tư công đối với giáo dục, y tế, đối với các chương trình pháp luật và tăng trưởng bền vững lâu dài khác.
Ông Henrique Alencar, tư vấn chính sách về thuế và bất bình đẳng, Oxfam Novib, lo ngại những chính sách ưu đãi thuế ở các đặc khu như dự luật đặc khu.
Cách thứ hai, phải gia tăng thu thuế ở các khu vực khác. Như vậy, xảy ra hiện tượng người dân và các DN nhỏ cõng gánh nặng thuế cho các DN đang được hưởng ưu tiên đặc quyền.
Chính sách ưu đãi thuế trong dự thảo Luật đặc khu kinh tế này sẽ tạo động lực cho các công ty đang hoạt động bình thường và đóng thuế bình thường chuyển tới khu vực đặc khu để được hưởng ưu đãi thuế. Như vậy, mất mát của ngân sách nhà nước tăng gấp đôi: Vừa mất nguồn thu và mất phần ưu đãi cho họ.
"Bằng việc áp dụng cơ chế ưu đãi trên cơ sở lợi nhuận sẽ không chỉ khuyến khích báo lỗ và chuyển lợi nhuận bằng các thủ thuật của các công ty, gây ra hiện tượng chuyển giá hay chuyển lợi nhuận giữa các công ty bên trong và bên ngoài đặc khu” - ông nêu.
Về vấn đề giải pháp, ông Henrique cho rằng Việt Nam nên áp dụng chính sách ưu đãi với các DN đầu tư nước ngoài dựa trên cơ sở dựa vào vốn đầu tư, chứ không thể áp dụng dựa trên cơ sở lợi nhuận.
HẢI ĐƯỜNG
Theo Plo.vn
Người kinh doanh đang “đuổi theo” các điều chỉnh chính sách, thậm chí muốn lập doanh nghiệp mới ở các đặc khu để trốn thuế, lách thuế.
Với 2 lần tăng giá liên tục trong tháng 5, tổng cộng giá xăng đã tăng hơn 1.000 đồng. Áp lực giá tiêu dùng tăng theo đang đè nặng lên vai người dân.
Trong khi điểm trung bình về công khai ngân sách của thế giới là 42 điểm thì Việt Nam chỉ đạt 15 điểm, xếp sau Campuchia với 20 điểm.
Nếu tăng thuế xăng thêm 1.000 đồng/lít, mỗi tháng trung bình người tiêu dùng mất thêm khoảng 44.000 đồng
Với một vài công ty có khả năng "bóp méo" thị trường, Bloomberg cho rằng Việt Nam có lẽ không phải sân chơi cho các nhà đầu tư kiểu cũ.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 82/2018/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế. Trong đó, Nghị định quy định chính sách đối với khu công nghiệp, khu kinh tế.
Dù tình trạng thanh tra, kiểm tra tràn lan, không đúng tinh thần Chỉ thị 20 của Thủ tướng nhưng các doanh nghiệp cũng không dám kêu vì sợ bị hành tiếp.
Mô hình này đã mang lại cho các quốc gia cơ hội thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tiếp nhận các tri thức, công nghệ mới, phương thức quản lý hiện đại...
Kiểm toán nhà nước phát hiện nhiều bộ ngành và địa phương vượt chỉ tiêu hơn 78.000 biên chế, lao động, khiến tổng quỹ lương năm 2016 phải chi tăng tới 859 tỉ đồng.
Tính đến ngày 31/12/2017, tổng giá trị tài sản nhà nước tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài sản nhà nước xấp xỉ 1,2 triệu tỷ đồng.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự