Bổ sung các cơ quan hành chính nhà nước và cơ sở trực thuộc vào đối tượng, đơn vị điều tra trong cuộc Tổng điều tra kinh tế năm 2017...

Chưa đợi vào TPP thì ngành chăn nuôi đã bị “đe dọa” ngay khi Cộng đồng Kinh tế Asean được hình thành, những sản phẩm Thái Lan tràn vào đã có thể “bóp chết” sản phẩm chăn nuôi Việt Nam.
GS. Võ Tòng Xuân, chuyên gia nghiên cứu nông nghiệp đã bày tỏ nỗi trăn trở như vậy khi trao đổi với chúng tôi về năng lực hội nhập củangành chăn nuôi khi vào TPP.
Trước đó, theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh – Trưởng đoàn đàm phán TPP, cho biết lần đầu tiên Việt Nam sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với sản phẩm thịt gà và thịt lợn.
Manh mún nhỏ lẻ sao cạnh tranh?
Theo Thứ trưởng, việc tham gia đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại tự do đã giúp cho ngành chăn nuôi làm “quen” với hội nhập. Điều đó có nghĩa, ngành cũng đã có những quá trình chuẩn bị để nâng cao sức cạnh tranh.
“Đây là ngành Chính phủ rất quan tâm và chưa bao giờ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với những đối thủ mạnh về chăn nuôi. Thế nhưng, đây là lần đầu tiên chúng ta cân nhắc xóa bỏ thuế nhập khẩu với sản phẩm lợn và gà. Mặc dù vậy chăn nuôi cũng sẽ có ít nhất 10 năm để chuẩn bị”, Thứ trưởng Khánh thông tin.
Theo TS. Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VERP), ngành chăn nuôi vốn có sức cạnh tranh thấp, đa phần là hình thức chăn nuôi sản xuất nhỏ lẻ, phụ thuộc phần lớn vào việc nhập khẩu giống và thức ăn từ nước ngoài. Tình trạng bệnh tật còn phổ biến, khả năng và ý thức đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường còn nhiều yếu kém.
“Thực tế này khiến cho năng suất và sản lượng của ngành chăn nuôi đều thấp, phụ thuộc ngày càng nhiều và nhập khẩu từ các nước TPP, đặc biệt là Mỹ, Úc, New Zealand, Canada, và một số nước AEC như Thái Lan” - TS. Thành nói.
Đồng quan điểm, GS. Võ Tòng Xuân - Chuyên gia nghiên cứu nông nghiệp nói với chúng tôi rằng những nguyên liệu đầu vào từ con giống, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi hiện nay phần lớn là sản phẩm nhập khẩu của nước ngoài.
Do vậy, chưa đợi vào TPP thì ngành chăn nuôi đã bị “đe dọa” ngay khi Cộng đồng Kinh tế Asean được hình thành, những sản phẩm Thái Lan tràn vào đã có thể “bóp chết” sản phẩm chăn nuôi Việt Nam.
“Điểm yếu lớn nhất của ngành chăn nuôi là hệ thống con giống chưa tốt. Thức ăn gia súc của ta đang phụ thuộc vào nước ngoài. Các DN của ta không chú trọng và R&D (nghiên cứu và phát triển), không bỏ tiền ra để làm nên không cải thiện phương thức quản lý, máy móc thiết bị, cách chế biến sản phẩm nên chất lượng sản phẩm kém” - GS. Xuân nói.
Người sản xuất sẽ bị thiệt hại nặng nề?
Đáng chú ý, nghiên cứu phân tích của VERP cũng chỉ ra, sản lượng phân ngành thịt lợn, gia cầm… bị thiệt hại nặng nhất về phần trăm và giá trị. Sản lượng giảm sẽ khiến cho cầu lao động trong các ngành chăn nuôi giảm rõ rệt, cả đối với lao động phổ thông có kỹ năng.
TS. Thành nhận định: “Xét tổng thể ngành chăn nuôi, người tiêu dùng sẽ có cơ hội tiếp cận với các sản phẩm giá rẻ hơn và được lợi, trong khi người sản xuất phần lớn bị thiệt hại do không cạnh tranh được với các mặt hàng từ nước ngoài tràn vào như thịt bò từ Úc, thịt gà, thịt lợn từ Mỹ. Cùng với đó, mức giảm thu từ thuế nhập khẩu khiến cho phúc lợi ngành chăn nuôi sẽ giảm sau khi TPP có hiệu lực”.
Từ những phân tích trên, VERP dự báo Việt Nam có thể nhập khẩu mạnh các sản phẩm chăn nuôi nhiều nhất từ các nước TPP, đặc biệt là các nước có ngành chăn nuôi mạnh như Mỹ, Úc, New Zealand, Canada, và từ một số nước AEC như Thái Lan.
GS. Xuân cho rằng nếu không thực sự có những cải cách mạnh mẽ, tái cơ cấu toàn bộ ngành chăn nuôi thì dù có 10 năm để chuẩn bị, ngành chăn nuôi Việt Nam cũng có thể đối diện với những thách thức lớn và có thể bị “bóp chết” ngay khi các sản phẩm nhập ngoại được cắt giảm thuế quan, vào thị trường với lợi thế cạnh tranh cao hơn.
“Mình phải nắm được kỹ thuật chăn nuôi, đảm bảo được con giống khi hiện nay đang lệ thuộc nhập nước ngoài. Nghiên cứu công thức sử dụng vật liệu làm thức ăn gia súc thế nào để đem lại hiệu năng cao hơn, chứ không thể chỉ nhập khẩu hoàn toàn nguyên liệu và công ty nước ngoài vào sản xuất theo công thức đó. Đồng thời, cần những nhà DN dám đứng ra tổ chức, liên kết và thu mua sản phẩm của nông dân thì mới giúp ngành khắc phục được sự phân tán, nhỏ lẻ” - GS. Xuân khuyến nghị.
Bổ sung các cơ quan hành chính nhà nước và cơ sở trực thuộc vào đối tượng, đơn vị điều tra trong cuộc Tổng điều tra kinh tế năm 2017...
Việc phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) vẫn diễn ra như lộ trình, đại sứ Bruno Angelet - trưởng phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam - khẳng định trong cuộc gặp gỡ báo chí tại Hà Nội chiều 28-6.
Phần lớn DN dự báo tình hình sản xuất kinh doanh trong nửa cuối năm 2016 lạc quan hơn nửa đầu năm, trong đó 55,4% số DN dự báo khối lượng sản xuất tăng; trong khi chỉ có 9,3% số DN cho rằng khối lượng sản xuất giảm.
Khó khăn lớn nhất trong xây dựng nông thôn mới của các địa phương là nguồn vốn cho xây dựng nông thôn mới rất eo hẹp thì tại nhiều địa phương còn diễn ra tình trạng phê duyệt các dự án vượt khả năng cân đối, dẫn đến nợ xây dựng cơ bản lên tới 16.736 tỷ đồng.
Theo SSI Retail Research, sự kiện Brexit sẽ khổng ảnh nhiều đến thương mại và đầu tư giữa Anh và Việt Nam, nhưng sẽ tác động đáng kể đến dòng vốn và tỷ giá của Việt Nam.
NHNN đã điều hành linh hoạt, phù hợp, góp phần quan trọng kiềm chế lạm phát 6 tháng đầu năm.
Các bên đã thống nhất một số hướng mở để thu gọn điều kiện kinh doanh nhưng còn rất nhiều nội dung phải tranh luận tiếp.
VN-Index thậm chí có lúc rơi về 590 điểm với lệnh bán ở hàng loạt cổ phiếu đẩy giá trị giao dịch tăng mạnh lên trên 4.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc Anh rời Liên minh Châu Âu chỉ gây hậu quả lên phiên hôm nay hay còn tác động trong trung và dài hạn.
Do có quan hệ thương mại mật thiết với nước Anh, Việt Nam cùng với Singapore, Hong Kong và Trung Quốc sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ Brexit.
Kế hoạch dự kiến vay 20 tỷ USD từ nhiều nguồn của Chính phủ sẽ vừa giải tỏa áp lực nguồn chi cho ngân sách để trả nợ và chi tiêu, về lâu dài tất yếu tăng thêm số nợ công.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự