Ngày 16-5-2016, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.

Các tổ hợp giải trí nổi tiếng trên thế giới đều đang là “nơi hốt bạc” cho nước chủ nhà.
Là một đất nước có nhiều thắng cảnh, song nguồn thu từ du lịch của Việt Nam lại đang kém xa các quốc gia trong khu vực, đặc biệt là khả năng thu hút du khách quốc tế lưu trú dài ngày.
Một trong những lý do được cơ quan quản lý đưa ra là do Việt Nam đang thiếu quá nhiều sản phẩm du lịch mang tính giải trí đối với du khách, qua đó đã để tuột mất cơ hội giữ lại hàng tỷ USD từ chính túi tiền của các du khách ngoại quốc.
“Mất” ít nhất 3 tỷ USD/năm?
Trong một báo cáo khảo sát của Tổng cục Du lịch công bố mới đây, hầu hết các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đều có cách làm du lịch “chuyên nghiệp” hơn Việt Nam. Bên cạnh các yếu tố tự nhiên ban tặng, ngành du lịch các quốc gia như Thái Lan, Singapore, Malaysia… đều được đầu tư với rất nhiều sản phẩm bổ trợ đi kèm.
Ngành du lịch Thái Lan hàng năm đem về trung bình khoảng 50 tỷ USD. Riêng năm 2016 họ dự kiến thủ về khoảng 64 tỷ USD, Malaysia là 35 tỷ USD.
Đảo quốc Singapore dù nhỏ bé chỉ bằng Hà Nội, mỗi năm doanh thu từ du lịch cũng vào khoảng 16 tỷ USD, trong khi Việt Nam chỉ ước đạt khoảng 15 tỷ USD trong năm 2015.
Do đó, giả sử các khu nghỉ dưỡng, khu du lịch của Việt Nam cũng có đủ các sản phẩm giải trí như Thái Lan thì mỗi năm Việt Nam với hơn 7,5 triệu lượt khách du lịch, Việt Nam có thể thu thêm gần 3,2 tỷ USD, ngang bằng với Thái Lan.
Tổng cục Du lịch cũng cho hay, hiện nay, các tổ hợp giải trí nổi tiếng trên thế giới đều đang là “nơi hốt bạc” cho nước chủ nhà: Macau 30,76 triệu khách/năm; Genting 19,3 triệu/năm; Pattaya gần 8 11,7 triệu/năm…
Đáng chú ý, theo một quan chức của Tổng cục Du lịch, giải trí đối với du khách không nhất thiết phải là các trò chơi đánh bạc, cá cược. Ngược lại, du khách trong nước và quốc tế hiện nay vẫn có xu hướng thiên về các sản phẩm giải trí mang tính thư giãn, văn hoá cao và có lợi cho sức khoẻ.
Doanh nghiệp sẽ vào cuộc
Theo Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, cơ hội đầu tư vào lĩnh vực bất động sản du lịch - giải trí này là rất lớn. Hiện nay đa phần các chủ dự án mới chỉ làm dự án đáp ứng nhu cầu đầu tiên là để ở, trong khi, một tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng cần thêm hai yếu tố khác là mua sắm (shopping) và vui chơi giải trí (entertainment) thì lại chưa làm được.
“Ở nước ta, nhiều chủ dự án chưa đủ tầm, chưa đủ sức chuyên nghiệp cũng như năng lực tài chính để đầu tư vào những tổ hợp giải trí tầm cỡ. Chúng ta chưa theo kịp được với thế giới nên cơ hội đầu tư là rất nhiều”, ông Quang nói.
Còn ở nhiều nước, xu hướng này đang chứng minh được sức hấp dẫn đầu tư rất lớn, khi rất nhiều khu vui chơi giải trí tầm cỡ thế giới ra đời và thu hút hàng triệu du khách như Genting (Malaysia), Pattaya (Thái Lan), Lan Quế Phường (HongKong)…
TS. Phạm Sỹ Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng nhìn nhận, hầu hết các dự án nghỉ dưỡng hiện nay đều bị khuyết mảng giải trí, do đó ít nhiều tạo ra cảm giác thiếu trọn vẹn cho chuyến nghỉ dưỡng – du lịch của du khách. Thậm chí, một số khu resort hiện nay, du khách không biết làm gì khác ngoài “đi bơi - ăn uống - về phòng nghỉ ngơi”.
Chia sẻ với VnEconomy mới đây, lãnh đạo một tập đoàn lớn cho hay, doanh nghiệp này đang gấp rút thủ tục đầu tư một tổ hợp du lịch - nghỉ dưỡng - giải trí đúng nghĩa tại Đà Nẵng với quy mô của một dự án du lịch giải trí lớn nhất miền Trung.
Tại dự án này, chủ đầu tư đã vạch ra hàng loạt những hạng mục khác biệt hoàn toàn với các dự án nghỉ dưỡng hiện nay, trong đó có tạo ra một “khu phố mua sắm”, một khu “phố đi bộ” với đầy đủ các loại hình giải trí, các trò chơi từ dân gian truyền thống đến hiện đại với mong muốn tạo sự du lịch giải trí mới mẻ cho du khách Việt.
Thông tin vẫn chưa được chính thức tiết lộ, song động thái của doanh nghiệp này là một trong các chỉ báo cho thấy, các “ông lớn” bất động sản Việt Nam đã và đang bắt đầu tìm cách khai thác một thị trường trị giá hàng tỷ đô từng bị bỏ quên.
Theo VNeconomy
Ngày 16-5-2016, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.
Với sự kiện Hồ sơ Panama, các cơ quan thuế phải giám sát chặt chẽ hơn các doanh nghiệp đến từ các “thiên đường thuế”, đồng thời cần có những thông tin minh bạch về những tổ chức, cá nhân người Việt liên quan đến Hồ sơ này.
Ông Nguyễn Văn Phụng, Vụ trưởng Vụ quản lý các doanh nghiệp lớn, Tổng cục Thuế vừa chính thức lên tiếng về trách nhiệm quản lý của ngành thuế với các tổ chức, cá nhân có tên trong hồ sơ Panama.
Dù không thể bê y nguyên mô hình phát triển các chaebol Hàn Quốc, nhưng Việt Nam có thể học kinh nghiệm để phát triển các tập đoàn kinh tế tư nhân.
Tổng cục Thuế vừa thành lập tổ công tác liên quan đến "tài liệu Panama", trong khi các cơ quan chức năng khác cũng cho biết đã vào cuộc để tìm hiểu.
Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2016 công bố sáng 10/5 khẳng định trong vòng 5 năm tới Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức và khó đạt được mục tiêu tăng trưởng bình quân 6,5%-7% như đề ra.
Qua thời gian dài được áp dụng, vận hành và phát triển để thích nghi với những đổi mới của xã hội, mô hình “Sở hữu kỳ nghỉ” đã chứng tỏ được nhiều ưu thế so với mô hình du lịch truyền thông.
Theo TS. Trần Du Lịch – Thành viên Hội đồng chính sách tiền tệ Quốc gia, mục tiêu lạm phát năm nay dưới 5% vẫn khả thi.
Liên tiếp các thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A) đình đám trong lĩnh vực bán lẻ đã diễn ra, với sự xuất hiện ngày càng nhiều đại gia ngoại. Điều này một mặt khẳng định sức hấp dẫn của thị trường bán lẻ Việt Nam, nhưng mặt khác lại ẩn chứa mối nguy “tập trung kinh tế” trong tay nhà đầu tư nước ngoài.
Ngày càng có nhiều doanh nghiệp nước ngoài và Việt Nam lựa chọn hình thức mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) để đặt chân vào thị trường, mở rộng ngành nghề kinh doanh hoặc gia tăng lợi thế cạnh tranh. Trong số này, ngoài những doanh nghiệp bán lẻ, hàng tiêu dùng còn có cả một số công ty tư vấn, bởi M&A là một xu thế mới.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự