79% người Việt được Nielsen khảo sát cho biết sẽ để dành tiền nhàn rỗi, cao hơn mức bình quân của các khu vực trên thế giới.

Theo dự báo của Uỷ ban Giám sát Tài chính quốc gia, năm 2016 mức cải thiện về tăng trưởng sẽ không cao như năm 2015. Trước đó, tăng trưởng ngắn hạn đã bắt đầu có dấu hiệu chậm lại từ quý 4/2015.
Tại báo cáo vĩ mô vừa phát hành, Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia (UBGSTCQG) đánh giá, tăng trưởng GDP năm 2015 đạt 6,68%, cao hơn nhiều so với mức kế hoạch đầu năm là 6,2%.
Tăng trưởng phục hồi có đóng góp của cải thiện về năng suất của nền kinh tế, thể hiện trước hết ở hệ số ICOR giảm chỉ còn 4,62 so với mức 5,2 và 5,6 của năm 2014 và 2013 và 6,4 của thời kỳ 2008 - 2012. Các yếu tố sản xuất khác (vốn và lao động) cũng tiến bộ, giúp nâng cao mức tăng trưởng dài hạn.
Tuy nhiên, theo Ủy ban, tăng trưởng ngắn hạn (thành phần tăng trưởng do yếu tố chu kì) đã bắt đầu có dấu hiệu chậm lại từ quý 4/2015.
Do đó, dựa trên phương pháp phân rã tăng trưởng thành tăng trưởng dài hạn và tăng trưởng do yếu tố chu kì, UBGSTCQG dự báo năm 2016 mức cải thiện về tăng trưởng sẽ không cao như năm 2015.
Trong năm 2016 tăng trưởng GDP có một số thuận lợi. Cụ thể, hiệp định thương mại được ký kết, đầu tư khu vực tư nhân và nước ngoài khả quan hơn, môi trường kinh doanh tiếp tục được cải thiện nhờ triển khai các Luật mới ban hành và sửa đổi.
Tuy nhiên, UBGSTCQG cũng lưu ý, các thách thức đối với tăng trưởng là không nhỏ. Theo đó, xu hướng tăng chậm lại của khu vực nông sản- thủy sản và xuất khẩu nông sản; khu vực doanh nghiệp còn nhiều khó khăn; xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước còn hạn chế; cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước và tái cơ cấu nền kinh tế còn chậm.
Cũng theo UBGSTCQG, lạm phát vẫn đang được kiểm soát ở mức thấp. Tháng 1/2016, lạm phát ở mức 0,8% (so cùng kỳ), tăng nhẹ so với tháng trước. Lạm phát thấp do giá dầu và giá hàng hóa thế giới giảm mạnh. Tuy nhiên, lạm phát cơ bản cũng duy trì xu hướng giảm nhẹ kể từ quý 3/2015, còn 1,8% vào tháng 1/2016.
Thu ngân sách nhà nước từ dầu tiếp tục khó khăn. Tính 15 ngày đầu năm 2016, thu từ dầu thô đạt 1,8 nghìn tỷ đồng, giảm 48,6% so với cùng kỳ 2015.
Do độ trễ trong thanh toán, giá dầu của Việt Nam bình quân tháng 1/2016 ở mức 40 USD/thùng, tuy nhiên việc giá dầu tiếp tục giảm sâu, xuống dưới 30 USD/thùng và dự báo có thể xuống thấp hơn nữa đã và đang tạo áp lực lên thu từ dầu thô ngay từ những ngày đầu năm.
Dự kiến, với giá dầu xây dựng dự toán 60 USD/thùng, nhiều khả năng thu ngân sách từ dầu năm 2016 cũng sẽ không đạt dự toán như năm 2015 – báo cáo của UBGSTCQG nhận định.
79% người Việt được Nielsen khảo sát cho biết sẽ để dành tiền nhàn rỗi, cao hơn mức bình quân của các khu vực trên thế giới.
Nguồn lực trí thức kiều bào hiện nhiều tiềm năng, ít khai thác. Các nguồn lực trí thức, đặc biệt là trí thức kiều bào, sẽ được đảm bảo không chỉ về mặt vật chất mà cả những quyền liên quan...
Việt Nam là nước duy nhất phải chứng kiến chi phí nhập khẩu ròng tăng với mức tăng 1% GDP do lượng xuất khẩu sụt giảm mạnh. Bên cạnh đó, giá dầu lao dốc cũng tác động mạnh tới thu ngân sách và vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Theo dự báo của Uỷ ban Giám sát Tài chính quốc gia, năm 2016 mức cải thiện về tăng trưởng sẽ không cao như năm 2015. Trước đó, tăng trưởng ngắn hạn đã bắt đầu có dấu hiệu chậm lại từ quý 4/2015.
Du lịch Campuchia đang phát triển vượt bậc vì sáng tạo và hiệu quả.
Theo TS. Trần Hữu Huỳnh – Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) mang lại cơ hội đối với doanh nghiệp có khả năng liên kết đối tác đầu tư nhưng sẽ là bất lợi đối với 3 nhóm doanh nghiệp.
Hiệp định TPP chính thức được kí kết ngày 4/2 vừa qua đã mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt trong việc mở rộng thị trường hàng hóa, xuất khấu đem ngoại tệ về Việt Nam.
Các vòng đàm phán tự do hóa thương mại quy mô khu vực vẫn tiếp tục diễn ra và sự kiện gần nhất là việc Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết cũng như sự ra mắt của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC).
Cộng đồng ASEAN đã chính thức hình thành, lãnh đạo các quốc gia Đông Nam Á trong đó có Việt Nam đã ký vào văn kiện tuyên bố hình thành. Đây được coi là dấu mốc, mở ra thời kỳ phát triển mới cho khu vực Đông Nam Á, tạo ra một cộng đồng thực sự gắn kết, hợp tác phát triển vì hòa bình, thịnh vượng chung.
Cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong năm 2015, đồng thời chỉ rõ những khó khăn, thách thức mà Việt Nam cần phải vượt qua để có thể cất cánh trong những năm tới.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự