Nhưng “cược” thế nào để đạt được mục tiêu của một đặc khu kinh tế, đó là sự lan tỏa về kinh tế, về thể chế và kỹ năng.

Trước thực tế nhiều đại gia bán lẻ ngoại ồ ạt tấn công thị trường Việt khiến hàng Việt trở nên yếu thế, P.V đã có cuộc trao đổi với Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội Vũ Vinh Phú.
Hàng Thái đang tràn vào Việt Nam từ đôi dép đến ôtô. Ông nghĩ sao về chuyện này?
Chắc chắn lượng hàng Việt trong các siêu thị sẽ giảm đi, nhưng doanh số bán hàng ra sao còn do người tiêu dùng quyết định. Nhưng nếu hàng Việt mạnh lên, thị phần của chúng ta không những hẹp đi mà còn vượt lên.
Muốn hàng Việt tốt, người sản xuất và hệ thống phân phối phải yêu nước trước. Giám đốc sản xuất phải dùng hàng Việt. Thử đi để biết người tiêu dùng hưởng hàng Việt thế nào chứ sao lại chỉ lo ngăn cản hàng Nhật, hàng Thái vào Việt Nam trong thời mở cửa?!
Ngoài ra, một quả trứng phải chịu 14 loại phí thì chết rồi. Nếu thế trứng Thái, trứng Miến Điện, trứng Campuchia sẽ vào Việt Nam thôi.
Tôi nói từ cách đây chục năm rồi, hàng Việt qua quá nhiều khâu trung gian. Chẳng hạn, trứng gà Ai Cập ở Vĩnh Phúc có 20 nghìn đồng/chục, vào siêu thị là 47 nghìn đồng/chục. Lý do là qua 3 cầu và cộng thêm các khoản phí, không chỉ riêng chi phí vận chuyển. Bao giờ chúng ta đi thẳng từ sản xuất đến bán lẻ thì mới chấm dứt được thực trạng trên.
Ở Thái Lan khi bán 1kg đường, 70% lợi nhuận phải về tay nhà sản xuất, các khâu trung gian chỉ chiếm 30%. Còn ở Việt Nam người sản xuất bị ép, người tiêu dùng phải chịu giá cao.
Khi đại gia ngoại ồ ạt tấn công thị trường Việt, giá cả tiêu dùng sẽ thay đổi ra sao thưa ông?
Trước hết tôi phải nói rằng khi họ ồ ạt vào Việt Nam, người tiêu dùng sướng vì có sự cạnh tranh. Hàng triệu gia đình Việt Nam có hàng Thái ở trong nhà. Hàng Thái dù đắt hơn hàng Việt một chút, nhưng chất lượng tốt.
Bằng con đường du lịch, hội chợ…, hàng Thái đã làm quen với thị trường Việt từ hàng chục năm nay. Thậm chí, người Thái còn đang đầu tư phát triển sản xuất ở Việt Nam. Họ đã thâm nhập vào thị trường Việt một cách mềm mại, trách nhiệm và quan trọng hơn cả là có chất lượng. DN Việt nên học tập Thái Lan ở điểm này. Sức ép của hàng Thái là mạnh, nhưng từ sức ép đó, mình phải vươn lên nếu không sẽ bị phá sản.
Theo ông hàng Việt chiếm bao nhiêu % trong các siêu thị là hợp lý?
Chưa có thống kê chi tiết về việc này, nhưng tôi cho rằng các hàng nông sản, thực phẩm có thể chiếm tới 80 – 90%, còn hàng điện máy thì Thái Lan chiếm 75% thị trường Việt, hoa quả họ chiếm 45% thị trường rồi. Chúng ta đừng lạc quan quá.
Tại sao chúng ta có những sản phẩm xuất khẩu được ra nước ngoài mà thị trường trong nước lại không có để dùng?
Chúng ta mải mê xuất khẩu, quên mất thị trường 93 triệu dân từ hàng chục năm nay rồi. Mối liên kết giữa sản xuất và phân phối của ta cũng rời rạc.
Chẳng hạn ở chợ Đồng Xuân, một bà bán giầy nội trong tủ có khoảng 20 đôi, nhà cung cấp yêu cầu nếu không nhận 200 đôi họ phá hợp đồng. Thế là chết rồi. Chưa kể vấn đề chiết khấu khi đưa hàng vào siêu thị, cửa hàng cũng cao, tốn phí tạo mã… Tôi biết một số siêu thị nội có vấn đề trong việc ép các nhà cung ứng.
Mặt khác, sản xuất của ta còn đang nhỏ lẻ, không có bao bì, không có thương hiệu, thậm chí không đảm bảo chất lượng nên không vào được siêu thị.
Hiện rất nhiều thương hiệu Việt đang bị đại gia ngoại thâu tóm hoặc bị khai tử. Ông có dự đoán gì về xu hướng trong thời gian tới?
Trong cơ chế thị trường chuyện phát sinh, khai tử là tất nhiên. Anh làm ăn kém, làm ăn không tử tế, hiệu quả thấp thì phải đóng cửa là tất yếu.
Tôi nghĩ phải để các DN cạnh tranh bình đẳng. Những cái phi thị trường như bình ổn giá cần bỏ đi. Các DN nhà nước phải cổ phần hóa, đừng dựa dẫm, ỷ lại, phải chạy lên đường thẳng của các vận động viên bán lẻ.
Ông có lời khuyên gì cho người tiêu dùng Việt trong thời điểm hiện nay?
Tôi phản đối câu người tiêu dùng phải thông thái. Các cơ quan quản lý cần chủ động phục vụ người tiêu dùng một cách tử tế thì hàng Việt mới có thể phát triển được. Người tiêu dùng nên tìm tới những cái có thương hiệu kể cả trong và ngoài nước, cái gì tốt thì chấp nhận. Nếu 2 cái như nhau thì chọn mua hàng Việt chứ không phải duy ý chí: chọn mua hàng Việt.
Bản thân tôi có 4 chiếc áo sơ mi hàng Việt, chỉ mặc được vài tháng là rách hết cổ mà không biết kêu ai cả. Làm sao mà tôi có thể yêu hàng Việt được?!
Theo Zing News
Nhưng “cược” thế nào để đạt được mục tiêu của một đặc khu kinh tế, đó là sự lan tỏa về kinh tế, về thể chế và kỹ năng.
Sau nhiều nỗ lực níu giữ, cuối cùng trần giải ngân vốn ODA 300.000 tỉ đồng của kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020 cũng đã chính thức bị phá thủng.
Chỉ tính trong năm 2017, Việt Nam đã xuất khẩu sang Mỹ 41,6 tỉ USD, chiếm hơn 20% tỉ trọng xuất khẩu của Việt Nam ra nước ngoài
Uỷ ban Tài chính ngân sách (UBTCNS) Quốc hội đánh giá, việc giữ bội chi ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2017 thấp hơn so với dự toán và giảm mức vay của NSNN 9.749 tỷ đồng đã thể hiện sự cố gắng rất lớn của Chính phủ trong quản lý, điều hành.
Luật tạo dựng sân chơi mới, luật chơi mới, thể chế mới vượt trội, cạnh tranh so với các nước trong khu vực. Qua đó, tạo nên sự tăng trưởng, tạo một nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước, mang tính lan tỏa các khu vực xung quanh và toàn nền kinh tế.
Giá vàng hầu như không biến động. Tỷ giá trung tâm liên tục tăng. Thu ngân sách Nhà nước 4 tháng ước tăng 12,1% so với cùng kỳ. Thổ Nhĩ Kỳ khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp tự vệ với sản phẩm thép nhập khẩu….
Tới năm 2025 năng suất lao động ngành của Việt Nam hầu hết ở mức gần hoặc thấp nhất trong tương quan với các nước so sánh.
Tạo động lực mới, thúc đẩy năng suất lao động nội ngành cần được coi là mệnh lệnh chính trị để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng.
“Theo tôi, các ưu đãi về chính sách của chúng ta cũng chỉ ở mức trung bình so với các đặc khu khác trên thế giới. Tức là không thái quá nhưng so sánh với các địa bàn khác, nó có lợi thế để thu hút đầu tư”, TS. Trần Du Lịch, Thành viên tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng trao đổi với BizLIVE.
Các chuyên gia khuyên rằng trong bối cánh nhiều rủi ro, các quốc gia ASEAN như Việt Nam cần củng cổ thị trường tài chính thay cho theo đuổi mục tiêu tăng trưởng.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự