Đầu tư chuỗi dự án điện - khí, sử dụng LNG, mối quan tâm chính của Mỹ cho lĩnh vực năng lượng của Việt Nam

Để giảm thiểu chi phí không chính thức của doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam, nói: "Công khai, minh bạch là vô cùng cần thiết
- Tôi nghĩ, phải làm rõ hơn một chút. Trong hệ thống chính sách pháp luật để điều tiết thu có hai phần. Thứ nhất, đó là hệ thống chính sách thuế. Chính sách thuế bao gồm các luật thuế, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập...
Bên cạnh đó, còn có Pháp lệnh phí và lệ phí, trong đó quy định những khoản phí bắt buộc DN phải thực hiện. Ví dụ, phí kiểm định an toàn thực phẩm, phí đường bộ, lệ phí chứng thư...
Thuế Nhà nước thu là thuế giá trị gia tăng nhưng với kiểm định thực vật, kiểm định xe cơ giới thì khi kiểm định người ta sẽ thu phí kiểm định.
Nhưng sẽ là sai nếu các cơ quan quản lý thu thêm các khoản phí và lệ phí ngoài danh mục Nhà nước quy định. Phải phân biệt các loại phí theo quy định của Pháp lệnh phí và lệ phí với phí mang tính chất giá là khác nhau.
* Gánh nặng thuế, phí không chỉ khiến DN bức xúc, mà còn lộ rõ những bất cập ngày càng lớn trong quá trình triển khai thực hiện các quy định liên quan đến thuế, phí...
- Thuế và phí là hai khoản khác nhau. Thuế là khoản thu bắt buộc. Phí và lệ phí có những khoản trả trực tiếp, chẳng hạn, phải trả lệ phí mới được qua phà, qua cầu. Cạnh đó, còn có loại phí mang tính chất kiểm soát, kiểm định, ví dụ lệ phí trước bạ.
Người dân muốn đang ký quyền sở hữu xe, phải có đánh giá, phải nộp một khoản phí. Như vậy, những khoản phí đó hoàn toàn khác với thuế. Hai hệ thống đó tất cả các quốc gia, vùng lãnh thổ đều áp dụng, không chỉ riêng Việt Nam.
Phải phân biệt hệ thống phí theo quy định và loại bỏ các loại phí do địa phương thu thêm. Quốc hội mới đây đã yêu cầu Bộ Tài chính rà soát các loại phí, lệ phí do các địa phương ban hành, yêu cầu tuân thủ đúng Pháp lệnh phí và lệ phí để sắp tới nâng lên thành luật phí và lệ phí.
* DN đang phải chịu áp lực lớn từ rất nhiều khoản thuế, phí. Đó có phải là nguyên nhân khiến môi trường kinh doanh không minh bạch?
- Tôi nghĩ, DN có phàn nàn về các khoản phí thu theo chế độ nhưng họ kêu nhiều về các loại phí ngầm hay còn gọi là phí không chính thức.
Ví dụ, quy định một tờ khai DN phải nộp 4.000 đồng, nhưng điều DN quan ngại không phải là tiền phí mà là những vấn đề liên quan đến sự việc đó.
Vì vậy, để môi trường kinh doanh thực sự minh bạch, Chính phủ mới đây đã yêu cầu các bộ, ngành phải rà soát lại các lĩnh vực thuộc quyền quản lý để cương quyết loại bỏ tất cả các khoản phí ngầm, các khoản thu không đúng chế độ.
* Nếu mọi việc được thực hiện rốt ráo như bà nói, tại sao các loại phí ngầm vẫn tiếp tục gia tăng trên thực tế?
- Tôi nghĩ, cái đó đến từ hai phía, những người thi hành nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước và DN. Theo khảo sát của VCCI, có rất nhiều DN chủ động chi phí vì cho rằng động thái này sẽ giúp giảm bớt khó khăn.
Suy nghĩ đấy chưa chuẩn xác, người thi hành công vụ cũng như DN cần loại bỏ để hướng tới cái lợi chung. Sự công khai, minh bạch là vô cùng cần thiết.
Ví dụ, những người thi hành nhiệm vụ sẽ không có cơ hội trục lợi nếu DN chỉ chi trả khoản phí Nhà nước quy định để một container hàng hóa được thông quan.
* Cảm ơn bà!
Đầu tư chuỗi dự án điện - khí, sử dụng LNG, mối quan tâm chính của Mỹ cho lĩnh vực năng lượng của Việt Nam
Thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là miếng bánh hấp dẫn, đang có sự tăng trưởng nóng và sẽ giữ xu hướng đi lên trong thời gian tới.
Chiều 27/3, Tổ điều hành kinh tế vĩ mô đã có đánh giá, dự báo kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2018, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ.
Nhiều nghiên cứu cho rằng, lợi ích mà Việt Nam được hưởng từ CPTPP với sự vắng mặt của Mỹ ít hơn nhiều so với TPP trước đó, vì Mỹ chiếm đến 60% GDP của khối và khoảng 22% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam...
Nhiều chuyên gia cho rằng Chính phủ cần sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách phù hợp để doanh nghiệp Việt Nam phát huy thế mạnh, tăng khả năng cạnh tranh.
Tăng liền 14 bậc trong bảng xếp hạng Chỉ số thuận lợi kinh doanh là một kết quả rất đáng ghi nhận của nền kinh tế.
Nằm trong top 30 quốc gia có thị trường bán lẻ sôi động nhất thế giới, Việt Nam đang tiếp tục chứng minh sự hấp dẫn qua việc chào đón hai nhà đầu tư ngoại ngay trong những tháng đầu tiên của năm 2018.
Đã có một sự biến chuyển trong cơ cấu nền kinh tế khi khối doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm lượng đông đảo,
Ông Vương Đình Huệ, Phó Thủ tướng là Tổ trưởng Tổ công tác; ông Nguyễn Hoàng Anh (cựu Bí thư Cao Bằng), Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại DN, Tổ phó thường trực.
Việt Nam có năng suất lao động tăng nhanh hơn và quá trình "đuổi bắt" đang thực sự diễn ra so với hầu hết các nước Đông Nam Á.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự