Chỉ số niềm tin người tiêu dùng tăng do mức độ lạc quan về tình hình tài chính cá nhân, cũng như triển vọng nền kinh tế trong tương lai tại Việt Nam đều gia tăng.

Những nghiên cứu gần đây cho thấy người giàu chịu ảnh hưởng từ lạm phát nhiều hơn tầng lớp người nghèo…
Tình trạng bất cân bằng thu nhập tại Mỹ không xấu như chúng vẫn nghĩ.
Đó là kết quả nghiên cứu mới nhất về xã hội Mỹ được thực hiện bởi 2 nhà kinh tế học đang công tác tại chi nhánh St.Louis của FED là Juan Sanchez và Lijun Zhu.
Thường thì mức chênh lệch trong thu nhập thực tế của các nhóm đối tượng (tức thu nhập danh nghĩa trừ lạm phát) sẽ được sử dụng để đo lường khoảng cách giàu nghèo. Tuy nhiên, vì cách tiêu tiền của người giàu và người nghèo khác nhau, lạm phát mà họ phải chịu sẽ không giống nhau. Người giàu chi tiêu nhiều hơn cho giáo dục, giải trí và ăn uống bên ngoài. Còn những người nghèo chi tiêu nhiều cho điện, nước, quần áo và ăn uống tại gia – nhóm hàng hóa thiết yếu trong cuộc sống của họ.
Sau khi theo dõi những thay đổi về giá cả của các loại mặt hàng, Sanchez và Zhu đưa ra kết luận những loại hàng hóa được tiêu thụ chủ yếu bởi tầng lớp trung lưu của Mỹ đã tăng giá ít hơn so với những mặt hàng được nhóm người giàu hay mua.
Kể từ những năm 1980 đến nay (cũng là giai đoạn mà vấn đề chênh lệch giàu nghèo nổi lên thành vấn đề gây tranh cãi), chi phí giáo dục, giải trí và chăm sóc sức khỏe đã tăng lên đáng kể. Trong khi đó giá cả quần áo, điện, ô tô mới và dịch vụ vận tải công chỉ tăng ở một mức độ nhỏ và khiêm tốn. Hay nói cách khác chi phí sống của nhóm người giàu có xu hướng ngày càng đắt đỏ hơn so với của nhóm có thu nhập thấp và trung bình.
Chênh lệch giàu nghèo gia tăng vẫn được coi là một vấn đề nghiêm trọng cần được giải quyết nhanh chóng. Việc sử dụng các mức lạm phát khác nhau cho các tầng lớp kinh tế xã hội sẽ giúp xoa dịu nỗi lo lắng này.
Tuy nhiên, cách lập luận này có nhiều thiếu sót. Nhóm hàng hóa chiếm tỷ trọng lớn trong chi tiêu của người giàu trở nên đắt đỏ có nghĩa là người nghèo càng không thể với tới các hàng hóa này. Đáng buồn hơn nữa, một trong những loại “mặt hàng” được nhóm người giàu ưa chuộng trong nghiên cứu của 2 nhà kinh tế lại là giáo dục – thứ giúp con người có được một trong những cơ hội tốt nhất để có thể bước vào một tầng lớp xã hội cao hơn. Giáo dục đáng lẽ phải dành cho tất cả mọi người thì giờ đây lại càng trở nên đắt đỏ, khó tiếp cận hơn.
Cũng còn một lý do sâu xa khác để chúng ta không khỏi phải tiếp tục lo lắng về tình trạng chênh lệch giàu nghèo hiện nay.
Đó là vấn đề sự công bằng trong xã hội. Liệu có phải quá bất công cho tầng lớp những người lao động khi mà họ phải làm quần quật cả ngày để kiếm được một số tiền mà một người giàu có thể kiếm chỉ trong một vài giờ? Ngoài ra, bên cạnh việc quan tâm đến các loại hàng hóa và dịch vụ mà chúng ta có thể mua được bằng số tiền bản thân kiếm ra, ai cũng có đời sống tinh thần của mình.
Con người có xu hướng quan tâm, chú ý tới địa vị trong xã hội. Trong văn hóa của con người (chứ không phải riêng người Mỹ), yếu tố thu nhập và tài sản đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành nên sự tôn trọng giữa người với người.
Mọi người cũng muốn tin rằng nền kinh tế hiện tại là công bằng cho tất cả mọi người. Những phần thưởng cho mọi người đến từ sự nỗ lực và làm việc chăm chỉ của bản thân. Tuy nhiên điều này phù thuộc vào nhiều thứ, chẳng hạn như nhận thức được con đường đi đến thành công của những người giàu. Không ai có thể biết chắc người giàu có thực sự xứng dáng được hưởng những thứ mà họ đang có hay không. Trong cuộc khủng hoảng 2008, các lãnh đạo ngân hàng đã bị chỉ trích nặng nề vì đã gây ra thiệt hại khổng lồ cho toàn xã hội nhưng trước đó lại được nhận những khoản tiền thưởng hậu hĩnh. Sự bất cân bằng sẽ dẫn đến việc hình thành sự nghi ngờ về sự bất công kéo dài trong tâm chí của một số ít ở những người thuộc các “tầng lớp dưới” trong xã hội.
Kết luận rằng, có rất nhiều lý do để quan ngại về sự bất cân bằng thu nhập – bất bình đẳng xã hội chứ không chỉ đơn giản là xoay quanh các phép tính toán về của cải , vật chất trong xã hội giữa các nhóm người với nhau. Sự bất bình đẳng không chỉ áp đặt những khó khăn lên vai những người nghèo. Nó có nguy cơ đẩy xã hội loài người chúng ta vào một xã hội phân biệt đối xử giữa người thằng và kẻ thua – xã hội không ai mong muốn.
Thu Hằng
Theo Trí thức trẻ, CafeF
Chỉ số niềm tin người tiêu dùng tăng do mức độ lạc quan về tình hình tài chính cá nhân, cũng như triển vọng nền kinh tế trong tương lai tại Việt Nam đều gia tăng.
Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh khẳng định việc cần thiết phải phát hành trái phiếu vay nợ, nhưng cần dùng đồng tiền đó để đầu tư hiệu quả.
Thu chỉ có giới hạn, nếu vượt quá giới hạn mà vẫn tận thu thì sẽ triệt tiêu động lực phát triển của nền kinh tế. Thu ngân sách vượt quá một ngưỡng nào đó sẽ khiến nền kinh tế trì trệ. Ở Việt Nam, cái ngưỡng này đã sắp đến giới hạn.
Theo Tiến sỹ Trần Du Lịch, ưu tiên của TPHCM trong gần 3 năm qua là cho vay các doanh nghiệp cần tiền để phục hồi sản xuất nhưng không vay được do vẫn còn vướng nợ xấu.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tin rằng với bản lĩnh và trí tuệ, người Việt Nam sẽ thành công trong sân chơi TPP.
Quan tâm của đại biểu Hòa cũng như nhiều vị đại biểu khác là nền kinh tế sẽ được vận hành như thế nào trong thời gian tới?
Chiếm 20% tổng chi ngân sách mỗi năm (tương đương 200 ngàn tỷ đồng), các khoản chi mua ô tô, trang thiết bị cho cơ quan nhà nước đang trở thành bài toán đau đầu với Bộ Tài chính. Nếu tổ chức mua sắm tập trung sẽ “gọt” bớt được khoảng 30 nghìn tỷ đồng/năm.
Hội nhập sâu rộng, niềm tin cải cách hay điểm đến mới của dòng chảy vốn đầu tư thế giới đã, đang là cơ hội và chìa khóa giúp Việt Nam có thể vươn lên, trở thành một trung tâm chế biến, chế tạo mới của thế giới năm 2015.
Thủ tướng Chính phủ vừa chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong xây dựng và thực hiện chính sách xã hội, coi các chính sách xã hội là nhiệm vụ chính trị thường xuyên, lâu dài, liên tục từ đó chủ động đề ra các giải pháp phù hợp nhằm mục tiêu bảo đảm tốt an sinh xã hội, chăm lo cải thiện và không ngừng nâng cao đời sống cho người dân.
Trong lĩnh vực quản lý rủi ro có rất nhiều khía cạnh, nội dung chuyên môn nghiệp vụ mang tính kỹ thuật mà từng bước các cơ quan hải quan và cơ quan thuế đang nghiên cứu áp dụng để đưa vào thực tế công tác quản lý thuế của Việt Nam. Theo đó, hai ứng dụng theo phương pháp rủi ro trong quản lý thuế GTGT (VAT) của Italia được xem là trải nghiệm hiệu quả có thể vận dụng vào thực tiễn Việt Nam.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự