Theo GS. Oliver Salmon, chuyên gia kinh tế cao cấp của Oxford Economics (Hãng tư vấn và dự báo độc lập kinh tế toàn cầu), việc tăng cường ứng dụng công nghệ internet di động ước tính góp phần gia tăng GDP thêm 3,7 tỷ USD trong 5 năm qua ở Việt Nam.

Giá vàng trong nước biến động. Quốc hội phê chuẩn 26 thành viên Chính phủ. Tỷ giá trung tâm của NHNN xu hướng giảm trong tuần...
Giá vàng trong nước biến động
Tuần qua giá vàng trong nước có nhiều phiên tăng, giảm đan xen, tuy nhiên mức giá vẫn trụ vững ở mức trên 36 triệu đồng/lượng. Phiên cuối tuần, Công ty VBĐQ SJC niêm yết giá vàng miếng ở mức 36,45 – 36,72 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Tập đoàn VBĐQ DOJI niêm yết ở mức 36,57 – 36,65 triệu đồng/lượng. Theo các doanh nghiệp kinh doanh vàng, sự suy yếu của kim quý vàng trong thời gian gần đây đã khiến các giao dịch phát sinh trong thời gian này khá mờ nhạt, lượng khách giao dịch tập trung chủ yếu là khách hàng nhỏ lẻ với nhu cầu bán vàng ra.
Tỷ giá trung tâm của NHNN xu hướng giảm trong tuần
Tuần qua, tỷ giá trung tâm của NHNN theo xu hướng giảm mạnh, chỉ tăng nhẹ trong ngày 26/7, dao động ở mức 21.890 - 21.862 đồng/USD. Tại các NHTM, giá mua bán USD ổn định ở mức 22.260 - 22.330 đồng/USD.
Quốc hội phê chuẩn 26 thành viên Chính phủ
26 thành viên Chính phủ đã được Quốc hội phê chuẩn, với tỷ lệ phiếu đồng ý cao nhất đạt trên 97%, thấp nhất trên 80%. Các thành viên Chính phủ vừa được phê chuẩn chỉ có một vị trí thay đổi so với nhiệm kỳ 13 (kiện toàn từ tháng 4/2016) là Bộ trưởng Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tân Bộ trưởng Nông nghiệp Nguyễn Xuân Cường nhận được tỷ lệ phiếu đồng ý là 86,64%.
Chỉ số sản xuất công nghiệp 7 tháng 2016 tăng
Theo Tổng cục Thống kê, tính chung 7 tháng năm nay, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều mức tăng 10% của cùng kỳ năm 2015.Trong các ngành công nghiệp, ngành chế biến, chế tạo tăng 9,9%, đóng góp 6,9 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 11,6%, đóng góp 0,8 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 7%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm; riêng ngành khai khoáng giảm 2,7%, làm giảm 0,6 điểm phần trăm mức tăng chung.
Khách quốc tế đến Việt Nam 7 tháng 2016 tăng
Khách quốc tế đến nước ta trong tháng 7 ước tính đạt 846,3 nghìn lượt người, tăng 20,8% so với tháng trước và tăng 41,2% so với cùng kỳ năm trước (là tháng có lượng khách quốc tế đến cao nhất kể từ đầu năm 2016). Tính chung 7 tháng năm nay, khách quốc tế đến nước ta ước tính đạt 5552,6 nghìn lượt người, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước.
Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới 7 tháng 2016 tăng
Trong 7 tháng đầu năm, cả nước có 64.122 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 497 nghìn tỷ đồng, tăng 23,3% về số doanh nghiệp và tăng 54,7% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2015. Số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải tạm ngừng hoạt động là 36.206 doanh nghiệp, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 tăng ở mức thấp nhất 4 năm
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 thấp nhất 4 năm khi chỉ tăng 0,13% so với tháng trước, tăng 2,39% so với cùng kỳ năm 2015. Số liệu của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy lạm phát cơ bản tháng 7 tăng 0,1% so với tháng trước, tăng 1,85% so với cùng kỳ. Tính chung 7 tháng đầu năm 2016 lạm phát cơ bản tăng 1,81% so với cùng kỳ.
Dự báo tăng trưởng kinh tế quý III đạt mức 6,14%
Theo Báo cáo Kinh tế vĩ mô quý II-2016 vừa được Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế trung ương (CIEM) mới công bố, tăng trưởng kinh tế quý III có thể đạt mức 6,14%, tăng trưởng XK dự báo ở mức 6,8%, thâm hụt thương mại ở mức 0,4 tỷ USD và mức tăng giá tiêu dùng trong quý III là khoảng 1,31%. Các chuyên gia nhấn mạnh, Chính phủ không nên hướng tới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá mà vẫn nên kiên định với các ưu tiên đề ra về cải cách kinh tế vi mô, giữ gìn và củng cố dư địa điều hành chính sách kinh tế vĩ mô.
7 tháng 2016 tổng vốn đầu tư tăng so với cùng kỳ
Theo số liệu đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Việt Nam có thêm 1,198 tỷ USD vốn đầu tư đăng ký cấp mới và 457 triệu USD vốn đăng ký tăng thêm trong tháng 7. Theo đó, tính chung 7 tháng, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 12,94 tỷ USD, tăng 47% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng vốn đầu tư FDI đã giải ngân từ đầu năm đến nay cũng ước đạt khoảng 8,55 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ. Hiện ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực nhận được nhiều vốn đầu tư FDI nhất với tổng cộng hơn 9,1 tỷ USD. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với hơn 956 triệu USD.
Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 7 tháng tăng
Bộ NN Hoa Kỳ cho phép nhập khẩu thêm qua vú sữa của Việt Nam
Theo tin từ Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ sẽ cho phép nhập khẩu thêm quả vú sữa của Việt Nam, dự kiến vào quý IV-2016. Với việc trái vú sữa được cấp “giấy thông hành” sang Hoa Kỳ, Việt Nam sẽ có 5 loại quả được xuất khẩu vào Hoa Kỳ gồm thanh long, chôm chôm, vải và nhãn.
Triển khai kế hoạch thu mua muối tạm trữ
Sau chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ về việc thu mua muối tạm trữ cho diêm dân, mới đây, Tổng Công ty lương thực miền Bắc đã được chỉ định là đơn vị tổ chức triển khai kế hoạch thu mua muối tạm trữ. Chương trình thu mua muối của diêm dân được triển khai từ ngày 26/7 đến hết ngày 30/9 tại 4 tỉnh có lượng muối tồn kho lớn nhất nước là Ninh Thuận, TP.HCM, Bến Tre và Bạc Liêu. Sản lượng thu mua sẽ không giới hạn. Giá muối được ổn định ở mức 600 đồng/kg cao hơn giá thị trường khoảng gần 100 đồng/kg.
Nguồn: VITIC tổng hợp/Vinanet
Theo GS. Oliver Salmon, chuyên gia kinh tế cao cấp của Oxford Economics (Hãng tư vấn và dự báo độc lập kinh tế toàn cầu), việc tăng cường ứng dụng công nghệ internet di động ước tính góp phần gia tăng GDP thêm 3,7 tỷ USD trong 5 năm qua ở Việt Nam.
Trong tháng 7/2016, tổng thu cân đối ngân sách nhà nước thực hiện ước đạt 102 nghìn tỷ đồng, tăng 21,4 nghìn tỷ đồng (26,6%) so với tháng 6.
Bộ Tài chính vừa có dự thảo gửi Chính phủ trình Quốc hội cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được giảm thuế suất phổ thông xuống còn 17% thay vì 20% như hiện tại.
Các chuyên gia khuyến cáo, dù tiếp tục duy trì mô hình nhà nước đầu tư khai thác khoáng sản hay thúc đẩy thu hút đầu tư tư nhân, cũng cần tính đến giải pháp củng cố thể chế, chính sách pháp lý để tránh thất thoát.
Nhân tố thị trường của nước ta nếu nhìn lại sẽ thấy nó đang méo mó. Về phía đất đai tài nguyên không có thị trường, cơ chế phân bổ nguốn lực chủ yếu là xin cho, hành chính và chia chác. Vì không có thị trường cho nên các nhóm lợi ích đang chi phối và phân bố nguồn lực, còn nhìn ra chỗ khác thì đầy rẫy rào cản thị trường.
Báo cáo tình tình kinh tế tháng 7 và 7 tháng đầu năm của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (NFSC) đánh giá, tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế vẫn còn không ít khó khăn.
NHNN đưa ra thông điệp trong thời gian tới sẽ tiếp tục các giải pháp đồng bộ để đảm bảo thị trường vàng duy trì ổn định, sử dụng nguồn lực bằng vàng trong nước để tự cân đối.
Ở nước ta, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế. Trước khi tham gia Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), nước ta đã tiến hành tái cơ cấu DNNN, và đã đạt nhiều kết quả quan trọng. Khi tham gia TPP, đây vừa là thách thức, nhưng cũng là cơ hội để nâng cao hiệu quả cải cách DNNN.
Nửa đầu năm 2016 tốc độ giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp so với cùng kỳ năm 2015 và mới chỉ đi được khoảng 1/3 quãng đường.
Việc giải ngân vốn ODA tăng nhanh là tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng và tăng trưởng kinh tế.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự