Trong khi Bloomberg dự báo GDP Việt Nam năm 2016 sẽ tăng trưởng cao thứ 2 thế giới thì Economist lại cho rằng Việt Nam chỉ đứng thứ 9.

Theo báo cáo mới công bố ngày 8/1 của Ngân hàng Thế giới (WB), nền kinh tế Việt Nam cần những chiến lược mới để duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh, các cơ quan chức năng nên cộng tác chặt hơn với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và vận tải tư nhân để cải tiến dịch vụ kho vận.
Báo cáo được soạn dựa trên một cuộc khảo sát các doanh nghiệp vận tải tư nhân tại Việt Nam.
WB cho rằng tại Việt Nam, mức độ sử dụng các doanh nghiệp tư nhân nhằm hiểu rõ hơn thị trường trong quá trình hoạch định chính sách và kế hoạch hoá dịch vụ vận tải và kho vận còn hạn chế.
Dù các doanh nghiệp vận tải tư nhân Việt Nam đã từng cộng tác với các cơ quan chức năng nhằm thuận lợi hoá thương mại nhưng chưa bao giờ hợp tác trong các vấn đề lâu dài như lập kế hoạch phát triển hạ tầng, hoạch định chính sách ngành như cải thiện cung cấp dịch vụ, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh và cắt giảm phát thải khí nhà kính nhằm giảm tác động biến đổi khí hậu.
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy các bên liên quan trong khu vực kinh tế tư nhân là đối tượng hưởng lợi chính của các chính sách công hướng tới thuận lợi hoá thương mại và giảm chi phí kho vận, qua đó sẽ cung cấp thông tin phản hồi tốt về quan hệ cung-cầu, và giúp cải thiện công tác hoạch định chính sách công trong ngành vận tải và kho vận.
Ông Luis C. Blancas, Chuyên gia cao cấp về Giao thông của Ngân hàng Thế giới đồng thời là tác giả báo cáo cho rằng: Nếu các cơ quan như Bộ Giao thông vận tải và các Sở Giao thông vận tải hợp tác với các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng nội địa và chuỗi xuất-nhập khẩu một cách cụ thể hơn, minh bạch hơn thì Việt Nam sẽ xây dựng được một hệ thống kho vận tốt hơn.
Điều này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình chuyển tiếp sang một giai đoạn tăng cường năng lực cạnh tranh kho vận mới của một nước thu nhập trung bình.
Malaysia, Thái Lan, Mỹ và Anh - những nước hàng đầu trong bảng xếp hạng Chỉ số thành tích kho vận của WB - có rất nhiều kinh nghiệm về thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân vào quá trình lập kế hoạch và chính sách của các cơ quan nhà nước nhằm hỗ trợ tăng cường dịch vụ kho vận.
WB cho rằng, cần xây dựng một cơ chế pháp lí về cộng tác công-tư và công-công và cung cấp đủ nguồn lực để các cơ chế đó thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, tuân thủ các thông lệ về thời gian từng bước trong chuỗi, trách nhiệm các bên…
Trong khi Bloomberg dự báo GDP Việt Nam năm 2016 sẽ tăng trưởng cao thứ 2 thế giới thì Economist lại cho rằng Việt Nam chỉ đứng thứ 9.
Nhiều chuyên gia kinh tế nước ngoài đã gọi tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2015 là ‘câu chuyện thành công’, đồng thời dự báo thành công này sẽ được nối tiếp trong năm mới 2016.
Xoá bỏ tình trạng nhũng nhiễu, tăng trách nhiệm giải trình của các cơ quan hành chính công, tăng liên kết... là những điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp Việt có thể tận dụng lợi thế mà Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mang lại.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chiến lược hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Từ 1-1-2016, theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi, việc đóng BHXH cho người lao động trong khối DN Nhà nước (DNNN) sẽ dựa trên tiền lương và phụ cấp lương ghi trong hợp đồng lao động. Cơ chế này tương đương với cơ chế đóng của người lao động làm việc trong các DN ngoài Nhà nước.
Gần nửa triệu doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) sẽ được thành lập mới trên cả nước trong giai đoạn 2016 - 2020, theo kế hoạch do Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) dự thảo. Số doanh nghiệp hoạt động đến 2020 là 700.000, chiếm 98% số doanh nghiệp toàn quốc; tỷ trọng đầu tư chiếm 50%; tỷ lệ lao động là 50%; đóng góp vào ngân sách là 35%.
Với quyết tâm và nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã hoàn thành những chỉ tiêu kế hoạch năm 2015 và 5 năm 2011-2015 với những thành tựu nổi bật.
UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 48/QĐ-UBND, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết Khu Công viên văn hoá - vui chơi giải trí, thể thao Hà Đông, tỷ lệ 1/500 tại phường Hà Cầu và Kiến Hưng.
Do đặc thù đường sắt khác với đường bộ, nên nếu áp dụng cơ chế đầu tư công tư (PPP), thì phải mất 2 năm mới làm xong được, nên sẽ không mang lại hiệu quả cho nhà đầu tư.
Nhóm Ngân hàng Thế giới (WBG) dự báo Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ mang lại động lực kinh tế chủ yếu cho Việt Nam, Nhật Bản và Malaysia trước năm 2030.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự