Sáng 14/1, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về một số vấn đề còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế (sửa đổi).

Khai khoáng đã giảm 8% so với năm trước cho thấy kinh tế Việt Nam không thể dựa mãi vào việc hút dầu hoặc đào than bán.
Khai khoáng đã giảm 8% so với năm trước cho thấy kinh tế Việt Nam không thể dựa mãi vào việc hút dầu hoặc đào than bán.Nguồn ảnh: Báo Công Thương
"Trước đây ta cứ nói muốn tăng trưởng thì khai thác thêm 1-2 triệu tấn dầu một cách dễ dàng, thì bây giờ không đơn giản. Trong 9 tháng, khai khoáng đã giảm 8% so với năm trước", Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh khi phát biểu tại phiên họp tổ Quốc hội ngày 24.10.
Ông khẳng định trong 2 năm qua, Việt Nam bắt đầu đối mặt với thực tiễn là công nghiệp khai khoáng liên tục giảm và giảm rất sâu, đầu tiên là dầu thô, tiếp đó là than đá. Với than đá, bình quân khai thác ở độ sâu -285m so với mặt nước biển, chi phí giá thành cao khai thác khó khăn. Còn dầu thô năm 2017 khai thác chỉ đạt 13,28 triệu tấn, so với năm 2016 giảm 3 triệu tấn.
Theo Phó Thủ tướng, hiện nay muốn khai thác thêm để tăng trưởng cũng không còn dễ dàng vì phải đi vào vùng biển xa, trữ lượng dầu thô giảm. “Chúng ta cũng không có nhiều dầu thô và trữ lượng có khả năng thương mại thì thấp, nên không có việc tăng trưởng dựa vào dầu thô", Phó Thủ tướng cho biết.
Hiện nay, động lực tăng trưởng của kinh tế 9 tháng qua đang dựa vào công nghiệp chế biến, chế tạo.Trong đó, ngành linh kiện điện tử trong 9 tháng tăng hơn 41%, riêng Samsung tăng 45%. Bắc Ninh công nghiệp tăng 25,1%, Hải Phòng 20,1%, Thái Nguyên 18,1%, Hải Dương 11,2%, Đồng Nai 8,3%... Nếu tình hình tiếp tục diễn ra như vậy, công nghiệp chế tạo dự kiến tăng 13,5%, cao nhất từ năm 2010 trở lại đây.
Đặc biệt, dịch vụ năm 2017 cũng bứt phá, tăng trưởng đồng đều ở các tỉnh, trong đó bán buôn bán lẻ tăng cao nhất, mỗi tháng Việt Nam đón hơn 1 triệu khách du lịch quốc tế, ước tính cả năm có 13 triệu khách quốc tế là chắc chắn. Phó thủ tướng cũng cho rằng hiệu ứng lan tỏa từ du lịch tới dịch vụ làm dịch vụ tác động vào tăng trưởng GDP. Riêng du lịch, dịch vụ đóng góp 3,2% trong tăng trưởng GDP 6,7%, cao hơn xây dựng và hoàn toàn bù đắp được sụt giảm do dầu khí.
Chính vì vậy, Phó Thủ tướng cho rằng, nếu cố gắng tăng 1 triệu tấn dầu thô thì thà tăng 1 triệu khách du lịch còn hơn, bởi nó vừa xanh, vừa sạch, vừa đẹp, vừa an toàn. “Từ nay về sau dầu thô không còn là chỗ dựa nữa”, Phó Thủ tướng cho biết.
Năm 2015-2016, kinh tế vẫn phải khai thác thêm dầu thô để duy trì tăng trưởng. Cơ cấu kinh tế phụ thuộc nhiều vào doanh nghiệp nhà nước, mà doanh nghiệp nhà nước thì ì ạch, còn doanh nghiệp tư nhân lại nhỏ. Vì vậy, mặc dù luôn đặt mục tiêu giảm khai khoáng để hướng tới nền kinh tế “chất lượng” hơn nhưng thực tế, chỉ cần giảm khai khoáng là tăng trưởng GDP sẽ giảm ngay.
Thực tế, trong quý I/2017, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã khai thác vượt mức 5,5% so với kế hoạch đề ra. Tập đoàn cũng đã nộp ngân sách nhà nước 20.800 tỉ đồng, vượt 12,2% so với kế hoạch. Những yếu tố này cũng có phần tác động tích cực đến GDP và chỉ số sản xuất công nghiệp cả nước. Trao đổi với NCĐT, Tiến sĩ Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, phân tích tình thế tiến thoái lưỡng nan trong việc điều hành kinh tế hiện nay.
Vị chuyên gia khẳng định, chúng ta đã nhận ra những yếu điểm của cách thức tăng trưởng theo chiều rộng, tập trung vào đầu tư, khai thác tài nguyên. Tuy nhiên, do tư duy quản lý, trình độ sản xuất, năng suất lao động... vẫn chưa cải thiện, cùng với những thất thoát, lãng phí trong đầu tư công, hiệu quả đạt được chưa tương xứng với nguồn vốn đầu tư, chất lượng tăng trưởng thấp.
Thực tế, dự toán thu ngân sách nhà nước năm nay là hơn 1,2 triệu tỷ đồng, ước thực hiện 9 tháng đạt 69,5% dự toán. Trong đó, thu nội địa đạt 67% dự toán. Tiến độ thu đạt thấp so với cùng kỳ 3 năm gần đây do các khoản thu quan trọng từ hoạt động sản xuất kinh doanh, từ cổ phần hóa đều đạt thấp. Khu vực doanh nghiệp nhà nước có số thu giảm mạnh nhất (-7,7%) so với dự toán, cho thấy khả năng cạnh tranh, phát triển và chất lượng, hiệu quả hoạt động của khu vực này còn hạn chế.
Khi chưa có cách nào để thúc đẩy tăng trưởng theo chiều sâu, hay nếu nói lạc quan hơn, những cách thức tăng trưởng bằng năng suất lao động, công nghệ cao... chưa phát huy hiệu quả, để đạt được mục tiêu GDP, chúng ta không có lựa chọn nào khác ngoài tăng vốn và khai thác thêm tài nguyên.
Theo Nhipcaudautu.vn
Sáng 14/1, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về một số vấn đề còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế (sửa đổi).
Thống kê đến thời điểm hiện tại của Bộ Nội vụ cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2016, 10 bộ, ngành và 35 địa phương đề nghị giải quyết tinh giản biên chế với gần 3.750 người.
Nhận định về hoạt động kinh doanh sau 5 năm nữa, hơn 44% số doanh nghiệp cho rằng kết quả kinh doanh về cơ bản sẽ tốt lên.
Xu hướng điều chỉnh tỷ giá trong năm 2016 như thế nào vẫn đang là dấu hỏi với doanh nghiệp sau một tuần Ngân hàng Nhà nước công bố cơ chế tỷ giá trung tâm. Mặc dù chưa có nhiều tác động song các doanh nghiệp cho rằng cơ chế mới sẽ ít gây “sốc” và được lợi nhiều hơn.
Trong khi Bloomberg dự báo GDP Việt Nam năm 2016 sẽ tăng trưởng cao thứ 2 thế giới thì Economist lại cho rằng Việt Nam chỉ đứng thứ 9.
Nhiều chuyên gia kinh tế nước ngoài đã gọi tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2015 là ‘câu chuyện thành công’, đồng thời dự báo thành công này sẽ được nối tiếp trong năm mới 2016.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chiến lược hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Từ 1-1-2016, theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi, việc đóng BHXH cho người lao động trong khối DN Nhà nước (DNNN) sẽ dựa trên tiền lương và phụ cấp lương ghi trong hợp đồng lao động. Cơ chế này tương đương với cơ chế đóng của người lao động làm việc trong các DN ngoài Nhà nước.
Gần nửa triệu doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) sẽ được thành lập mới trên cả nước trong giai đoạn 2016 - 2020, theo kế hoạch do Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) dự thảo. Số doanh nghiệp hoạt động đến 2020 là 700.000, chiếm 98% số doanh nghiệp toàn quốc; tỷ trọng đầu tư chiếm 50%; tỷ lệ lao động là 50%; đóng góp vào ngân sách là 35%.
Theo báo cáo mới công bố ngày 8/1 của Ngân hàng Thế giới (WB), nền kinh tế Việt Nam cần những chiến lược mới để duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh, các cơ quan chức năng nên cộng tác chặt hơn với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và vận tải tư nhân để cải tiến dịch vụ kho vận.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự