Cải cách là lựa chọn duy nhất để đạt được khát vọng hướng tới một Việt Nam thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ

Chỉ trong 5 năm, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý tài chính tổng số tiền 101.037 tỷ đồng. Vậy mà đến nay, chưa thấy ai bị xử lý kỷ luật.
Sáng 24/2, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo công tác nhiệm kỳ 2011 – 2016 của Tổng Kiểm toán Nhà nước (KTNN). Tổng KTNN Nguyễn Hữu Vạn cho biết, bình quân hàng năm, KTNN thực hiện kiểm toán khoảng 180 đến 200 cuộc kiểm toán với quy mô năm sau tăng hơn năm trước khoảng 10%.
Kết quả trong 5 năm (2011-2015), KTNN đã kiến nghị xử lý tài chínhtổng số tiền 101.037 tỷ đồng, bằng 55% số kiến nghị xử lý tài chính trong 21 năm hoạt động của KTNN (184.486 tỷ đồng), trong đó 3 năm gần đây số liệu kiến nghị thực tăng thu, giảm chi NSNN tăng cao gần hai lần so với các năm trước (Năm 2013 là 8.683 tỷ đồng; năm 2014 là 8.061 tỷ đồng; năm 2015 ước đạt 12.658 tỷ đồng); chuyển 9 hồ sơ về 11 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật sang cơ quan điều tra để điều tra làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật; cung cấp nhiều bộ hồ sơ, tài liệu cho cơ quan điều tra, cơ quan nhà nước khác và Đại biểu Quốc hội để phục vụ kiểm tra, giám sát...
Qua đối chiếu việc thực hiện nghĩa vụ với NSNN tại 5.390 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số đối tượng nộp thuế, KTNN đã kiến nghị tăng thu NSNN 3.381 tỷ đồng.
Kiểm toán 106 lượt tập đoàn, tổng công ty, KTNN đã kiến nghị tăng thu NSNN 9.843 tỷ đồng, phát hiện, điều chỉnh giảm tổng tài sản/nguồn vốn 6.511 tỷ đồng, giảm doanh thu, thu nhập 1.370 tỷ đồng, tăng chi phí 4.475 tỷ đồng.
Kiểm toán 5.285 lượt dự án (168 dự án nhóm A, 1.638 dự án nhóm B, 3.371 dự án nhóm C và 108 dự án khác), KTNN đã kiến nghị xử lý tài chính 12.990 tỷ đồng (Thu hồi nộp NSNN 1.039 tỷ đồng; giảm cấp phát, thanh toán 1.788 tỷ đồng; giảm quyết toán chuyển quyết toán năm sau 1.273 tỷ đồng; giảm quyết toán các khoản đề nghị quyết toán không đúng nguồn 167 tỷ đồng; giảm giá trị trúng thầu 997 tỷ đồng; giảm chi NSNN khác 7.726 tỷ đồng).
Trước những con số này, nhiều đại biểu Uỷ ban Thường vụ Quốc hộiđã giật mình lo lắng, khi trong 5 năm, số tiền bị kiến nghị xử lý lên tới 101.037 tỷ đồng, bằng 55% số kiến nghị xử lý tài chính trong 21 năm. “Năm sau cao hơn năm trước thế này thì ko biết quản lý tài chính công thế nào, rất đáng lo”, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu bày tỏ quan ngại.
Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Phan Trung Lý cũng tỏ ra ngạc nhiên, với nhiều vi phạm được chỉ rõ nhưng lại chưa thấy ai bị xử lý kỷ luật cả ở Trung ương và địa phương. “Bản thân KTNN cũng chưa đề xuất kỷ luật ai, chưa thấy Chủ tịch tỉnh nào bị đề xuất xử lý cả”, ông Lý cho hay.
Cải cách là lựa chọn duy nhất để đạt được khát vọng hướng tới một Việt Nam thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ
Để đạt được khát vọng hướng tới một Việt Nam thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ, lựa chọn duy nhất của chúng ta là thực hiện cải cách.
Bộ Tài chính vừa có hướng dẫn việc thực hiện mua sắm tài sản nhà nước (TSNN) từ nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2016. Đáng lưu ý, các bộ, ngành, địa phương tự sắp xếp, cân đối kinh phí mua xe trong phạm vi dự toán ngân sách năm 2016 được giao.
Trong lúc doanh số các ngành nghề kinh doanh khó khăn, trồi sụt thì ngành bia vẫn phát tài, người dân mà phần lớn là dân nhậu uống bay hết 3,4 tỷ lít bia trong năm vừa rồi.
Doanh nghiệp đang đứng trước bài toán "sống hay là chết" khi phải cấu trúc lại sản xuất trước làn sóng đầu tư đổ vào Việt Nam khi những cam kết hội nhập mang lại cơ hội giảm thuế rõ nét khi Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực.
Chủ tịch World Bank khuyến nghị: Việt Nam cần tăng cường cải thiện đầu tư vào con người. Làm sao để những từng công dân có được năng lực cạnh tranh, thì trước hết cần đầu tư vào trẻ em
Trả lời báo chí sau lễ công bố báo cáo “Việt Nam 2035- Hướng tới Thịnh Vượng, Sáng tạo, Công bằng và Dân chủ” được tổ chức sáng nay tại Hà Nội, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Jim Yong Kim khẳng định: Việt Nam là mẫu hình cho tăng trưởng và phát triển của thế giới.
Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội nói: "Chưa thấy doanh nghiệp vận tải nào chết vì cước thấp. Còn doanh nghiệp nào không sống được thì phải giải thể, Nhà nước không bao cấp. Vấn đề là doanh nghiệp cần xây dựng một phương án sản xuất kinh doanh cho hợp lý".
Các doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu có hàng hóa qua cảng đã đồng loạt phản ứng khi nhiều loại phí liên tục bị các hãng tàu tăng trong thời gian ngắn.
Chúng tôi xin gửi đến độc giả bài viết của Chủ tịch Ngân hàng thế giới (WB), ông Jim Yong Kim về báo cáo “Việt Nam 2035 - Hướng tới Thịnh Vượng, Sáng tạo, Công bằng và Dân chủ.”
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự