Các chuyên gia khuyên rằng trong bối cánh nhiều rủi ro, các quốc gia ASEAN như Việt Nam cần củng cổ thị trường tài chính thay cho theo đuổi mục tiêu tăng trưởng.

Một nghiên cứu mới đây của báo Financial Times đã đưa ra nhận định về tâm lý tích cực của người tiêu dùng Việt Nam đối với nền kinh tế, qua đó thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng.
Theo nghiên cứu trên, người tiêu dùng Việt Nam vẫn chi tiêu mua sắm mạnh tay nhờ kinh tế năng động khiến thu nhập hộ gia đình tăng lên.
Xu hướng chi tiêu này được dự báo sẽ còn tiếp tục, trong bối cảnh tâm lý người tiêu dùng Việt Nam về nền kinh tế đang ở trạng thái lạc quan cao nhất trong 3 năm qua.
Nghiên cứu cũng kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ duy trì mức tăng trưởng cao nhất trong các nền kinh tế chủ chốt của khu vực.
Trong năm ngoái, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,8% và đang được kỳ vọng mức tăng trưởng sẽ cao hơn trong năm nay.
Qua cuộc điều tra với 5.000 người tiêu dùng ở Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam, nghiên cứu đánh giá giới trẻ Việt Nam lạc quan nhất trong nhóm các nước này về triển vọng kinh tế nước mình.
Việt Nam cũng đang trở thành địa điểm thu hút nhiều đầu tư nước ngoài.
Từ năm 2009, riêng Tập đoàn Hàn Quốc Samsung đã đầu tư vào Việt Nam 17 tỷ USD. Năm ngoái, gần một nửa lượng điện thoại thông minh được tập đoàn này xuất xưởng ra thế giới đều đến từ nhà máy ở Việt Nam.
Tuy nhiên, nghiên cứu của Financial Times cũng nhận định những thách thức mà Chính phủ Việt Nam phải đối mặt để duy trì tăng trưởng kinh tế cũng không hề nhỏ trong bối cảnh nợ công tăng cao và ngân sách eo hẹp.
Năm 2018 cũng là năm Việt Nam sẽ dần thực hiện các cam kết của 16 hiệp định thương mại tự do, theo đó hàng loạt thuế suất sẽ giảm về 0%, ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách
Theo TTXVN
Các chuyên gia khuyên rằng trong bối cánh nhiều rủi ro, các quốc gia ASEAN như Việt Nam cần củng cổ thị trường tài chính thay cho theo đuổi mục tiêu tăng trưởng.
Bộ Tài chính đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa 193 điều kiện kinh doanh trong 7 lĩnh vực: bảo hiểm, chứng khoán, giá, hải quan, kiểm toán, tài chính ngân hàng, thuế.
Quá trình cổ phần hóa là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế.
Đề án phát triển 3 đặc khu kinh tế đặc biệt cần huy động số tiền lên đến hơn 70 tỉ USD để triển khai.
CIEM dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2018 có thể đạt 6,67%, lạm phát ở mức 3,81%. Mức dự báo của CIEM xấp xỉ mục tiêu tăng trưởng GDP mà Chính phủ đặt ra là 6,7%.
Trong quý I-2018, các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư nhiều nhất vào Lào, chiếm trên 53% tổng vốn đầu tư.
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại Việt Nam nhận định nếu Trung Quốc và Mỹ xảy ra chiến tranh về thuế thương mại, nó sẽ tác động tiêu cực đến thị trường xuất khẩu toàn cầu và "lan tỏa" đến Việt Nam
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa đưa ra dự báo GDP Việt Nam sẽ tăng trưởng 7,1% trong năm 2018, cao hơn từ 0,4 – 0,6 điểm phần trăm so với mục tiêu mà Quốc hội đã thông qua.
90% doanh nghiệp Việt Nam lạc quan về triển vọng thương mại 12 tháng sắp tới nhưng lơ là các thị trường nội khối trong khu vực và thích thị trường xa như Mỹ, châu Âu...
Chỉ có một hãng bay là VASCO độc quyền nên hành khách rất khó khăn khi tìm mua vé máy bay đi Côn Đảo dù giá vé rất "chát". Vì sao các hãng bay khác muốn bay mà không được?
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự