Theo kế hoạch chúng ta sẽ bán, thoái vốn, tức là bán cổ phần ở một số doanh nghiệp nhà nước khoảng 40.000 tỷ đồng, trong đó sẽ giành 10.000 tỷ đồng bù đắp vào tổng ngân sách nhà nước năm 2015 và 30.000 tỷ đồng chi cho đầu tư phát triển của năm 2016.

Nhiều chuyên gia cho rằng Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ đem lại lợi ích cho nhiều thành viên, như Việt Nam. Tuy nhiên, tờ Financial Times lại cho rằng các nước cần thận trọng với loại "ưu đãi tiềm năng" này.
Trong khi chính quyền Tổng thống Barack Obama đã nỗ lực để vận động hành lang cho TPP, một số chuyên gia kinh tế đã phân tích những lợi ích của hiệp định này đối với các thành viên kém phát triển hơn, đặc biệt là Việt Nam.
Theo nhiều chuyên gia, Việt Nam là một nền kinh tế được xây dựng theo mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu các mặt hàng chế biến chế tạo. Sau khi gia nhập TPP, Việt Nam sẽ được lợi từ sự hủy bỏ các hàng rào thuế quan, khiến sản phẩm may mặc có thể thâm nhập tốt hơn vào thị trường Mỹ rộng lớn.
Tuy nhiên, tình hình thực tế cho thấy những lợi ích này có thể không được như mong đợi. Nguyên nhân đầu tiên là việc giảm các rào cản thương mại có thể không hiệu quả như mong đợi. Ngoài ra, một số nước xuất khẩu đã có lợi thế sẵn từ trước khi thực hiện TPP, và những ưu thế này khó có thể bị ảnh hưởng bởi hiệp định thương mại mới. Cuối cùng, sự thay đổi gần đây trong cấu trúc thương mại khiến những lợi ích tăng trưởng của các hiệp định bị suy giảm.
Chuyên gia Kim Elliott của Trung tâm Phát triển Toàn cầu (CGD) nhận định những lợi ích của TPP đối với xuất khẩu may mặc của Việt Nam sẽ bị hạn chế. Nguyên nhân là chính sách giới hạn của Mỹ trong việc sử dụng nguyên vật liệu may mặc từ các thị trường ngoài TPP, đặc biệt là từ Trung Quốc. Ngành may mặc Mỹ dù không đủ sức thay đổi TPP, nhưng họ chắc chắn có thể gây ảnh hưởng đến những quy định trong hiệp định này.
Bên cạnh đó, quy tắc xuất xứ của TPP nhằm hạn chế tình trạng nhập khẩu rồi tái xuất khẩu để hưởng chênh lệch đã làm suy giảm sức hấp dẫn của hiệp định này.
Tuy nhiên, TPP vẫn là một tin tốt cho Việt Nam bởi ngành may mặc tại đây đã hoạt động có hiệu quả kể cả khi chưa có hiệp định này. Trong việc nâng cao tính cạnh tranh, tăng năng suất và phát triển cơ sở hạ tầng có tầm quan trọng hơn nhiều so với yếu tố cắt giảm thuế. Việt Nam đã trở thành nguồn nhập khẩu hàng may mặc lớn thứ 2 của Mỹ, chiếm 11% trong tổng số. Vì vậy, Financial Times đánh giá Việt Nam hoàn toàn bỏ xa những nước sản xuất hàng may mặc giá rẻ với nguồn nhân công dồi dào như Bangladesh.
Ngoài ra, Financial Times cũng đánh giá kinh tế Việt Nam hoạt động tốt hơn nhiều so với các thị trường khác đang có ít rào cản thương mại với Mỹ (một số nước Châu Phi cận sa mạc Sahara được hưởng ưu đãi nhập khẩu vải vào thị trường Mỹ theo chương trình ưu đãi thương mại AGOA).
Chương trình AGOA được Mỹ thực hiện nhằm giúp đỡ Châu Phi thoát khỏi đói nghèo, nhưng sự tăng trưởng của các nước không xuất khẩu dầu tại khu vực này hiện nay vẫn còn hạn chế. Những quốc gia được hưởng lợi chính từ chương trình này là các nước xuất khẩu may mặc có thu nhập bình quân (như Mauritius, Nam Phi) hay một vài nước có thu nhập trung bình thấp (như Kenya, Lesotho). Đối với những quốc gia nghèo chưa có ngành công nghiệp may mặc hoàn chỉnh, năng suất thấp và hạ tầng giao thông kém, việc giảm rào cản thuế quan không đủ để tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Bằng chứng là ngành may mặc Việt Nam bỏ khá xa các nước Châu Phi dù phải đối mặt với rào cản thuế quan cao hơn.
Trung Quốc là một ví dụ khác cho sức ảnh hưởng từ tăng trưởng xuất khẩu. Xuất khẩu của quốc gia này đã bùng nổ trong thập niên 90 trước khi được kết nạp vào Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO). Ngoài nguyên nhân thị trường Mỹ cung cấp những lợi ích ngang với các thành viên WTO cho Trung Quốc, sự thật là kinh tế quốc gia này đã vượt qua nhiều nước có ưu đãi thương mại tốt hơn.
Sự bùng nổ của “công xưởng Châu Á” này trong thập niên 1990-2000 là một điều kỳ diệu, nhưng rất khó để nói rằng các hiệp định thương mại là động lực chính cho sự tăng trưởng trên. Tương tự như vậy, Hiệp hội Các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập năm 1991, nhưng Tổ chức nghiên cứu JETRO của Nhật Bản đã nghiên cứu và kết luận rằng ASEAN có vai trò rất ít trong việc thúc đẩy thương mại giữa các thành viên.
Hiệp định Công nghệ Thông tin (ITA) là một thỏa thuận đối với hàng điện tử và linh kiện dưới sự bảo trợ của WTO vào năm 1996. Sự ảnh hưởng của ITA đã tạo ra nhiều nhà máy sản xuất điện tử tại Châu Á. Tuy nhiên, hiệp định này chỉ là một thỏa thuận mở nhằm giảm rào cản thuế quan cho các thành viên WTO. Vì vậy, ITA phần nhiều đóng vai trò là một phương tiện khẳng định sự đáng tin cậy trong thương mại giữa các thành viên WTO.
Theo kế hoạch chúng ta sẽ bán, thoái vốn, tức là bán cổ phần ở một số doanh nghiệp nhà nước khoảng 40.000 tỷ đồng, trong đó sẽ giành 10.000 tỷ đồng bù đắp vào tổng ngân sách nhà nước năm 2015 và 30.000 tỷ đồng chi cho đầu tư phát triển của năm 2016.
Tốc độ tăng thu Ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2016 dự kiến ở mức 9,4%, tốc độ tăng chi 11%, riêng chi đầu tư phát triển tăng 31,2%, chi thường xuyên tăng 5,8%.
Làm thế nào để nông nghiệp hấp dẫn các nhà đầu tư trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng sau khi Việt Nam gia nhập TPP? Trao đổi với phóng viên, TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho rằng, cần tính tới giải pháp đột phá, thống nhất từ chủ trương đến quá trình ban hành chính sách và triển khai thực hiện.
Theo báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính Quốc hội, tỷ lệ nợ công/GDP ước năm 2014 là 59,6%, dự kiến năm 2015 là 61,3%
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, mục tiêu đến năm 2020, GDP bình quân đầu người khoảng 3.750 USD và năm 2016 khoảng 2.450 USD; ngược lại, bội chi ngân sách nhà nước (NSNN) giảm xuống còn 4,8% GDP, trong khi năm 2016 là 4,95%.
Theo ý kiến của cử tri tỉnh An Giang, số liệu thống kê cho thấy doanh nghiệp mới thành lập và doanh nghiệp giải thể tương đương nhau. Tuy nhiên về tác động nền kinh tế thì đây là biểu hiện sự suy yếu của nền kinh tế, vì hậu quả của một doanh nghiệp bị giải thể để lại lớn hơn so với sự đóng góp của doanh nghiệp mới thành lập.
Thủ tướng cho biết tỷ lệ nợ xấu xuống 2,9% vào cuối tháng 9/2015. Như vậy, hệ thống ngân hàng đã hoàn thành chỉ tiêu giảm tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 3%. Tuy vậy, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho rằng xử lý nợ xấu chưa triệt để.
Đây là con số ước thực hiện của cả năm 2015 vừa được Chính phủ đưa ra trong Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2015, dự toán NSNN và phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2016 do Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày trước QH trong phiên họp chiều 20/10.
Cienco5 và Vinamotor là những cái tên lớn đáng chú ý nhất trong đợt thoái vốn nhà nước từ nay đến cuối năm của Bộ Giao thông - Vận tải.
Thông báo mới đây của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 12 khóa XI đã đề ra một loạt chỉ tiêu kinh tế cho năm 2016, có 6 chỉ tiêu đáng quan tâm.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự