Theo đánh giá của quốc tế và trong nước, trong năm 2015 nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều khởi sắc, mở ra nhiều cơ hội mới cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều khó khăn, thể hiện qua trăn trở của các nhà lãnh đạo.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) yêu cầu các địa phương phải báo tình hình tiền lương, nợ lương năm 2015 và kế hoạch thưởng cho người lao động trước ngày 30/12.
Theo văn bản yêu cầu các địa phương khảo sát, nắm tình hình tiền lương, nợ lương năm 2015 và kế hoạch thưởng cho người lao động ở các doanh nghiệp trên địa bàn trong dịp Tết Bính Thân năm 2016 do Bộ LĐ-TB&XH vừa ban hành, bốn nhóm doanh nghiệp được chú trọng khảo sát là Công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước là chủ sở hữu, DN có vốn góp của Nhà nước, DN tư nhân, DN có vốn đầu tư nước ngoài..
Theo đó, các Sở LĐ-TB&XH khẩn trương yêu cầu các doanh nghiệp trên địa bàn rà soát lại quy chế, quy định của doanh nghiệp về tiền lương, tiền thưởng để điều chỉnh, sửa đổi hoặc bổ sung theo quy định của Bộ Luật Lao động năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
Để thực hiện việc này, Bộ LĐ-TB&XH lưu ý các địa phương đề nghị doanh nghiệp phối hợp, trao đổi với tổ chức công đoàn xây dựng phương án hỗ trợ người lao động các khoản phụ cấp, trợ cấp, phương án tiền thưởng trong dịp Tết và thông báo cho người lao động trong doanh nghiệp biết.
Các nội dung khảo sát lương, thưởng Tết 2016, gồm: Tiền lương bình quân năm 2015 (số lao động trong doanh nghiệp; mức lương cao nhất, thấp nhất và trung bình); Tiền thưởng Tết dương lịch năm 2016 (số lao động trong doanh nghiệp; tiền thưởng cao nhất, thấp nhất và trung bình); Tiền thưởng Tết nguyên đán Bính Thân 2016 (số lao động trong doanh nghiệp, mức lương cao nhất, thấp nhất và trung bình).
Về tình hình nợ lương năm 2015, Bộ LĐ-TB&XH yêu cầu các địa phương tập trung vào lao động thuộc 4 nhóm: Dệt may, da giày, chế biến thủy sản và chế biến gỗ. Đặc biệt phân tách rõ các nguyên nhân gây nợ lương như: Chủ doanh nghiệp bỏ trốn, doanh nghiệp đóng cửa, doanh nghiệp khó khăn.
Trước đó, trao đổi về tình hình lương thưởng năm 2016, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Minh Huân cho rằng, theo thông lệ thì các DN có thể thưởng 1-2 tháng lương, song với những DN sử dụng nhiều lao động thì sẽ khó có mức thưởng cao.
Mặc dù các DN chưa công bố kết quả sản xuất, kinh doanh nên chưa thể dự đoán được mức thưởng cụ thể. Tuy nhiên, Thứ trưởng Huân cho biết những năm gần đây khối ngân hàng, dịch vụ tài chính có mức thưởng cao hơn; khu vực sản xuất duy trì mức thưởng tết âm lịch 1-2 tháng lương là phổ biến. Dự báo, mức thưởng Tết năm nay sẽ cao hơn năm trước.
Theo đánh giá của quốc tế và trong nước, trong năm 2015 nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều khởi sắc, mở ra nhiều cơ hội mới cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều khó khăn, thể hiện qua trăn trở của các nhà lãnh đạo.
Lạm phát cả năm 2015 chưa đạt 1%; thấp hơn nhiều so với mục tiêu 5% mà Quốc hội đã đề ra. Đây cũng là mức tăng tương đối thấp kể từ năm 2001 đến nay.
Quy định mới buộc doanh nghiệp phải đưa hàng kiểm định chỉ cần nhập 1m vải hoặc một cái áo và quy định mới đang hành doanh nghiệp ra bã...
Theo ông Nguyễn Đình Cung - viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, VN vẫn chưa có môi trường kinh doanh cạnh tranh trật tự và công bằng.
Nếu chỉ tăng trưởng 5%/năm, VN có nguy cơ tụt hậu vì đến năm 2035, GDP bình quân đầu người của VN sẽ chỉ bằng 75% Trung Quốc và 83% Thái Lan hiện nay.
"Khách hàng mục tiêu có nhận xét rất tốt về sản phẩm đổi mới. Đây cũng là nền tảng cho những nỗ lực đổi mới tiếp theo của chúng tôi," ông Mikio Masawaki, TGĐ Sapporo Việt Nam chia sẻ về chiến lược mới.
Các doanh nghiệp được bình chọn những văn bản pháp luật tốt nhất và tệ nhất, qua đó có thể cổ vũ, khuyến khích những quy định thuận lợi cho môi trường kinh doanh, đồng thời cảnh báo những quy định làm cản trở môi trường kinh doanh, cản trở hoạt động của doanh nghiệp.
Bốn động cơ trong cỗ máy tăng trưởng của kinh tế Việt Nam đang hoạt động thế nào?...
Trong nhiều cách để tiết kiệm chi phí đóng bảo hiểm xã hội theo quy định mới, không ít doanh nghiệp tính đến phương án giảm bớt số lượng nhân công.
2015 được coi là năm “bản lề” của kinh tế Việt Nam, khép lại nhiệm kỳ cũ và mở ra nhiệm kỳ mới với không ít cơ hội lẫn thách thức khi Việt Nam đã tham gia hàng loạt hiệp định thương mại tự do. Có những thành công nhưng cũng còn đó nhiều hạn chế, tồn tại.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự