Hơn 20.000 doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động chỉ trong một quý do gặp khó khăn.

Mong muốn mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa đang quá khó thực hiện. Lý do không chỉ là những rào cản hiện hữu, thường xuyên được nhắc đến như khó tiếp cận vốn, tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm mặt bằng kinh doanh phù hợp, tìm kiếm nhà cung cấp.
Kết quả nghiên cứu mà Dự án Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) vừa công bố còn phát hiện, ở nhiều địa phương, dường như doanh nghiệp nhỏ và vừa đang “nằm ngoài” các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Họ hầu như rất khó hoặc không hể tiếp cận các kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, các luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định của Trung ương, các văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành, các văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh, các chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh, các biểu mẫu thủ tục hành chính, thông tin về thay đổi trong quy định về thuế...
Cơ hội được tham vấn trong quá trình xây dựng các quy định liên quan đến sản xuất, kinh doanh ở các cấp với doanh nghiệp nhỏ và vừa rất hạn chế.
Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ dự kiến trình Quốc hội vào cuối năm nay với những điều khoản đột phá, sẽ tạo thuận lớn cho khu vực doanh nghiệp này
Hệ quả là chỉ có 11% doanh nghiệp siêu nhỏ, 12% doanh nghiệp nhỏ và 16% doanh nghiệp quy mô vừa cho biết có thể dự đoán được những thay đổi pháp luật ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ. Trong một môi trường kinh doanh khó đoán định, thì hoạt động của doanh nghiệp rõ ràng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
Vẫn chưa hết. 62% doanh nghiệp siêu nhỏ, 68% doanh nghiệp nhỏ phải trả chi phí chính thức không thường xuyên. Khoản chi phí này chiếm khoảng 10% doanh thu của họ. Chỉ có khoảng 20-33% doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp ở các địa phương.
Trong khi đó, các doanh nghiệp này tiếp tục than phiền về thực hiện thủ tục hành chính vẫn là gánh nặng rất lớn. Điều tra PCI 2015 cho thấy, các thủ tục hành chính về bảo hiểm xã hội, đất đai, hải quan, an toàn phòng chống cháy nổ, lao động, bảo vệ môi trường và thanh toán qua kho bạc là những lĩnh vực mà doanh nghiệp thấy phiền hà nhất.
Điều này lý giải vì sao, doanh nghiệp nhỏ và vừa đang có cảm nhận tiêu cực hơn về môi trường kinh doanh so với doanh nghiệp lớn. Con số 43% doanh nghiệp siêu nhỏ, 54% doanh nghiệp nhỏ dự kiến mở rộng quy mô kinh doanh trong 2 năm tiếp theo trong khi tỷ lệ này ở doanh nghiệp vừa và lớn là 66% còn là minh chứng cụ thể hơn cho nhận định trên.
Đây cũng là lý do giải thích vì sao, phần nhiều trong số các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam vẫn chưa thể lớn lên bởi còn tới 97,3% doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa, trong đó chỉ khoảng 2% là doanh nghiệp quy mô vừa.
Cũng phải nói thêm, phần lớn doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đi lên từ mô hình sản xuất gia đình, cá thể nhỏ lẻ, khi có cơ hội kinh doanh thì thành lập doanh nghiệp. Khảo sát PCI 2015 cho thấy, 77% số doanh nghiệp siêu nhỏ và 69% số doanh nghiệp nhỏ đi lên từ hộ kinh doanh. Nghĩa là những người chủ doanh nghiệp này đã không bỏ lỡ bất cứ cơ hội nào để lớn lên.
Nhiều người cho rằng, mọi việc sẽ thay đổi khi Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang được giao chắp bút, dự kiến trình Quốc hội vào cuối năm nay với những điều khoản đột phá, sẽ tạo thuận lớn cho khu vực doanh nghiệp này.
Nhưng doanh nghiệp nhỏ và vừa thì không thể dừng hoạt động để chờ đợi. Trên thực tế, những bất ổn trong môi trường kinh doanh qua lăng kính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, lý do khiến họ ngại lớn lên hoặc không thể lớn lên, hoàn toàn có thể thay đổi ngay và nhanh khi khu vực doanh nghiệp đang giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế trở thành mục tiêu của các chính sách hỗ trợ, các kế hoạch cải cách thủ tục hành chính. Đây là công việc và cũng là nhiệm vụ mà từng bộ, ngành địa phương cần thực hiện ngay lúc này.
Hơn 20.000 doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động chỉ trong một quý do gặp khó khăn.
Cuộc cạnh tranh khi hội nhập sẽ diễn ra quyết liệt nên cơ hội không tự biến thành lợi ích nếu nhà nước và doanh nghiệp không có những giải pháp hữu hiệu
Những “hội chứng” về nhà máy rượu bia, xi măng, thủy điện, cảng biển, sân bay, khai thác khoáng sản, khu đô thị,… tạo thành nhiều “nền kinh tế” trong một nền kinh tế quốc gia.
Phân tích về việc gia tăng số DN ngừng hoạt động trong thời gian qua, ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam cho rằng, tình hình sản xuất, kinh doanh của các DN nước ta hiện nay còn phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc. Từ công nghệ cho đến máy móc thiết bị, thậm chí đến đầu ra sản phẩm của các DN cũng bị phụ thuộc rất lớn vào điều này.
Tiềm năng của nước ta rất lớn, nhưng đến bao giờ mới được phát huy? Trào lưu phát triển ở Á châu có thể sẽ bỏ Việt Nam lại đằng sau.
Trong ngày 3 và 4-4-2016, trong khuôn khổ hợp tác tài chính ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN lần thứ 20 (AFMM 20) và Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN lần thứ 2 (AFCGM 2) đã diễn ra dưới sự chủ trì của Bộ Tài chính và Ngân hàng trung ương Lào.
Quý I/2016, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trên cả nước lên đến 20.044, tăng 23,9% so với cùng kỳ năm trước
TS. Vũ Trọng Bình, Vụ trưởng Vụ Địa phương (Ban Kinh tế Trung ương) cho biết, chiến lược phát triển vùng sẽ nới rộng không gian và quy mô kinh tế của các địa phương lên rất nhiều.
Hiện nay chúng ta thu nhiều quá, vắt kiệt sức doanh nghiệp, sức dân.
Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) sẽ xây dựng Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) tại Hà Nội ngay trong năm nay. Việt Nam sẽ được gì từ dự án này, sau khi đã dành khá nhiều ưu đãi cho họ?
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự