tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Doanh nghiệp đừng nhìn TPP như một phép màu

  • Cập nhật : 23/10/2015

(Thuong mai)

Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) là cơ hội lớn để doanh nghiệp mở rộng thị trường, đón nhận nhiều cơ hội hợp tác đầu tư, nhưng doanh nghiệp đừng nhìn TPP như một phép màu.

hoi thao co hoi hop tac dau tu thiet bi may cong nghiep va chinh sach xuat nhap khau tai viet nam thu hut su quan tam cua nhieu doanh nghiep. anh h.y

Hội thảo cơ hội hợp tác đầu tư thiết bị máy công nghiệp và chính sách xuất nhập khẩu tại Việt Nam thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp. Ảnh H.Y

Sáng 21/10, tại Hà Nội Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức hội thảo cơ hội hợp tác đầu tư thiết bị máy công nghiệp và chính sách xuất nhập khẩu tại Việt Nam, với sự tham gia của doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nhiều nước trên thế giới như Nga, Séc, Đài Loan, Malaysia...

Tại hội thảo, ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Tổng thư ký VCCI cho biết, TPP như một vựa lúa của những cơ hội, vấn đề còn lại là khả năng của doanh nghiệp đến đâu để chớp được cơ hội. 

"Doanh nghiệp không nên nhìn TPP như một phép màu mà nên nhìn lại nguồn lực của mình để chuẩn bị tiềm lực thật tốt, đón đầu cơ hội đặc biệt là các nguồn lực tài chính, nhân lực, khoa công nghệ…;đồng thời xác định cơ hội để tiếp cận thị trường hiệu quả nhất. Doanh nghiệp cũng cần nắm rõ quy định thể chế TPP để đứng vững trong cuộc chơi này”, ông Vinh chia sẻ.

Theo ông Vinh, vào TPP, doanh nghiệp có cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài, nhu cầu nhập khẩu thiết bị máy móc để phát triển. Ngoài ra doanh nghiệp Việt cần nhìn rõ về cơ hội tham gia sâu hơn, hội nhập sâu hơn vào chuỗi cung ứng kinh tế toàn cầu như chuỗi dệt may, da dày, hải sản, cà phê…

“Hiện nay, doanh nghiệp Việt Nam đang ở đâu trong chuỗi này, chúng ta đang hài lòng với việc đi làm gia công không hay nên tự đứng ra đầu tư xây dựng thương hiệu của mình để tham gia sâu hơn nữa từ thiết kế, đầu tư, xây dựng sản phẩm; đồng thời cần tận dụng cơ hội sử dụng nguồn vốn để phát triển sản phẩm”, ông Vinh nhấn mạnh.

Phó Tổng thư kí VCCI cho rằng cơ hội quan trọng nhất của doanh nghiệp Việt Nam khi Hiệp định TPP thực thi là cơ hội nhập khẩu từ các nước TPP với thuế ưu đãi, đó không đơn giản là thịt bò, nông sản mà còn là nhập khẩu máy móc thiết bị với nguồn thuế xuất giảm

Bên cạnh những cơ hội, doanh nghiệp Việt Nam cần nhìn rõ những khó khăn, thách thức, trong đó doanh nghiệp Việt sẽ phải cạnh tranh khốc liệt hơn rất nhiều, đặc biệt cạnh tranh với sản phẩm của các nước trong TPP.

“Doanh nghiệp trong từng ngành hàng cần phải nhận rõ mức độ cạnh tranh, nguồn lực doanh nghiệp đến đâu để chuẩn bị không bỏ lỡ những cơ hội phát triển”, ông Vinh nhấn mạnh.

Có chính sách thuế giúp doanh nghiệp đứng vững

Bà Trịnh Thị Bích Ngọc, Vụ chính sách Thuế, Bộ Tài chính cho biết Luật thuế xuất nhập khẩu hiện hành cho phép miễn thuế đối với doanh nghiệp nhập khẩu máy móc, thiết bị tạo tài sản cố định thuộc các lĩnh vực ưu đãi đầu tư như nông lâm ngư nghiệp, lĩnh vực dầu khí, công nghệ cao…

Theo bà Ngọc, các mức thuế suất thuế nhập khẩu cũng được xây dựng theo hướng mức thuế thấp, chủ yếu ở mức 0% đối với các máy móc, thiết bị trong nước chưa sản xuất được và để mức thuế cao tối đa đối với các loại máy móc trong nước đã sản xuất được.

Bà Ngọc cũng cho biết, khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do, hiệp định TPP…doanh nghiệp Việt có nhiều cơ hội nhập khẩu giá tốt, tiếp cận nhiều thị trường nhưng cũng gặp nhiều khó khăn thách thức. Bộ Tài chính sẽ đưa nhiều chính sách thuế mới giúp doanh nghiệp đứng vững như thuế chống bán phá giá, thuế tự vệ, thuế phòng vệ thương mại…

(Theo Trung tâm thông tin CN& TM Bộ Công Thương)

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục