Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia, phát triển hạ tầng giao thông được coi là khâu đột phá trong chiến lược phát triển ở nước ta.

Cơ quan điều hành mong muốn thu hẹp các khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng vay trong hoặc ngoài nước và kiểm soát việc trả nợ.
Trả lời báo chí trước phiên họp báo thường kỳ chiều nay (27/11), Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho biết hiện nay, nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng vay trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh hiện chiếm 11,4% GDP và khoảng 19% tổng nợ công.
Với số liệu GDP Việt Nam cuối năm 2014 là 186,2 tỷ USD, khoản nợ do Chính phủ bảo lãnh ước khoảng hơn 21 tỷ USD.Trước vấn đề này, một số ý kiến bày gửi lên Văn phòng Chính phủ bày tỏ lo ngại nợ của các doanh nghiệp Nhà nước được Chính phủ bảo lãnh có nguy cơ đe dọa an ninh tài chính quốc gia nếu các doanh nghiệp này hoạt động không hiệu quả, không có khả năng trả nợ, đặc biệt trong bối cảnh nợ phải trả của "ông lớn" nhà nước cuối năm 2014 lên tới 1,57 triệu tỷ đồng (hơn 70 tỷ USD), tăng 8% so với năm 2013.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên khẳng định tổng nợ của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước hiện bằng 1,41 lần vốn chủ sở hữu, trong giới hạn quy định là không quá 3 lần. Ông cũng khẳng định Chính phủ hiện đã ban hành nhiều văn bản để quản lý nợ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Theo đó, từng doanh nghiệp phải ban hành và thực hiện quy chế quản lý nợ của mình, bảo đảm hệ số nợ phải trả so với vốn chủ sở hữu không vượt quá 3 lần, chịu trách nhiệm về hiệu quả dự án và bảo đảm khả năng trả nợ, xây dựng kế hoạch cân đối dòng tiền, bảo đảm nguồn trả nợ, thanh toán các khoản nợ phải trả theo đúng cam kết, không để phát sinh các khoản nợ quá hạn...
Người phát ngôn của Chính phủ nhận xét việc cấp bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn là để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể huy động được nguồn vốn có giá trị lớn mà đôi khi các tổ chức tín dụng đòi hỏi việc thu xếp vốn cho các dự án phải có bảo lãnh của Chính phủ. Bên cạnh đó, chi phí của khoản vay có bảo lãnh của Chính phủ sẽ thấp hơn so với trường hợp doanh nghiệp trực tiếp vay thương mại thông thường.
"Chính phủ đã chỉ đạo việc cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ phải thực hiện trong hạn mức bảo lãnh Chính phủ hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt; quản lý chặt chẽ điều kiện cấp bảo lãnh, không mở rộng diện, chọn lọc có mục tiêu ưu tiên, tiến tới thu hẹp bảo lãnh Chính phủ và kiểm soát việc bảo đảm trả nợ", Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên cho biết.
Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia, phát triển hạ tầng giao thông được coi là khâu đột phá trong chiến lược phát triển ở nước ta.
Trong 5 năm qua, ngành GTVT ghi được những dấu ấn đậm nét trong phát triển hệ thống giao thông như hoàn thành tuyến đường huyết mạch QL1, đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên, một số tuyến cao tốc hiện đại… Nhưng dường như Bộ trưởng Bộ GTVT vẫn băn khoăn về tuyến đường sắt cao tốc Bắc-Nam chưa thành hình. Và ông coi đó là lời hứa chưa tròn…
Gia nhập ASEAN, thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với 15 nước và quan hệ đối tác toàn diện với 10 nước đã mang lại nhiều cơ hội phát triển cho đất nước ta, cho cuộc sống người dân. Hội nhập quốc tế không hề là một khái niệm trừu tượng.
Trái ngược với đà tăng trưởng của hầu hết các thị trường trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia..., ngành du lịch Việt Nam lại có một năm 2015 khá buồn và "lận đận".
Năm 2016, Cục Thuế TP.HCM sẽ thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải cách thủ tục hành chính thuế, đặc biệt trong vấn đề thanh kiểm tra cũng như thái độ phục vụ của công chức thuế.
Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh cho biết đã có công văn chỉ đạo bộ phận quản lý rủi ro đưa mặt hàng doanh nghiệp khai báo là sữa Ensure vào danh mục quản lý rủi ro để phân luồng kiểm tra hàng hóa.
Mặc dù thu ngân sách năm nào cũng vượt kế hoạch, năm sau cao hơn năm trước nhưng cân đối vẫn hết sức khó khăn và căng thẳng, bội chi ngân sách còn cao.
Nhận định năm 2016 tiếp tục là năm khó khăn do giá dầu dự báo thấp hơn so với kế hoạch, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) tính toán nếu giá dầu giảm 1USD/thùng thì doanh thu toàn Tập đoàn giảm 5,4 nghìn tỷ đồng.
Cơ quan Hải quan lo ngại ách tắc hàng hóa biên mậu từ đầu năm 2016 do Ủy ban Nhân dân các tỉnh biên giới chưa ban hành danh sách các thương nhân đủ điều kiện mua bán hàng hóa qua cửa khẩu phụ, lối mở.
Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng GDP 6,27% trong năm nay, cao thứ 6 trong số các nền kinh tế mới nổi trên thế giới...
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự