Tới năm 2025 năng suất lao động ngành của Việt Nam hầu hết ở mức gần hoặc thấp nhất trong tương quan với các nước so sánh.

Đề án phát triển 3 đặc khu kinh tế đặc biệt cần huy động số tiền lên đến hơn 70 tỉ USD để triển khai.
Bộ Tài chính vừa chính thức gửi văn bản thẩm định 3 đề án đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (đặc khu). Theo đó, vốn đầu tư cần huy động lên tới cả triệu tỉ đồng.
Cụ thể, đặc khu Vân Đồn cần vốn đầu tư khoảng 270.000 tỉ đồng giai đoạn 2018 - 2030. Phần vốn trong nước cho phát triển đặc khu này chiếm 50%, vốn nước ngoài chiếm 50%.
Tổng mức đầu tư toàn xã hội để phát triển 4 vùng động lực đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong giai đoạn 2019 - 2025 theo tính toán của tỉnh Khánh Hòa lên tới 400.000 tỉ đồng. Trong đó, phân kỳ đầu tư đến 2025, sẽ cần nguồn vốn ngân sách lên tới 45.000 tỉ đồng.
Đặc biệt, để đưa đảo Phú Quốc trở thành một đặc khu kinh tế sầm uất, ước tính tổng vốn đầu tư toàn xã hội lên tới hơn 40 tỉ USD, tương đương khoảng 900.000 tỉ đồng trong giai đoạn từ 2016-2030. Trong đó, nguồn vốn trong nước chiếm khoảng 59%, nước ngoài khoảng 41%.
Các khoản đầu tư trọng yếu là giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng kĩ thuật, hệ thống điện - nước, thông tin liên lạc, trường học, bệnh viện, sân vận động, cung văn hóa...
Dự thảo đề án thành lập 3 đặc khu kinh tế do các tỉnh Quảng Ninh, Khánh Hòa, Kiên Giang xây dựng được Bộ Tài chính thẩm định trước khi Chính phủ trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV sẽ diễn ra vào tháng 5-2018. Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét thông qua Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, khung pháp lý cơ bản để vận hành các đặc khu.
NGuyễn Sơn
Theo Nhipcaudautu.vn
Tới năm 2025 năng suất lao động ngành của Việt Nam hầu hết ở mức gần hoặc thấp nhất trong tương quan với các nước so sánh.
Tạo động lực mới, thúc đẩy năng suất lao động nội ngành cần được coi là mệnh lệnh chính trị để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng.
“Theo tôi, các ưu đãi về chính sách của chúng ta cũng chỉ ở mức trung bình so với các đặc khu khác trên thế giới. Tức là không thái quá nhưng so sánh với các địa bàn khác, nó có lợi thế để thu hút đầu tư”, TS. Trần Du Lịch, Thành viên tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng trao đổi với BizLIVE.
Các chuyên gia khuyên rằng trong bối cánh nhiều rủi ro, các quốc gia ASEAN như Việt Nam cần củng cổ thị trường tài chính thay cho theo đuổi mục tiêu tăng trưởng.
Bộ Tài chính đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa 193 điều kiện kinh doanh trong 7 lĩnh vực: bảo hiểm, chứng khoán, giá, hải quan, kiểm toán, tài chính ngân hàng, thuế.
Quá trình cổ phần hóa là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế.
CIEM dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2018 có thể đạt 6,67%, lạm phát ở mức 3,81%. Mức dự báo của CIEM xấp xỉ mục tiêu tăng trưởng GDP mà Chính phủ đặt ra là 6,7%.
Trong quý I-2018, các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư nhiều nhất vào Lào, chiếm trên 53% tổng vốn đầu tư.
Một nghiên cứu mới đây của báo Financial Times đã đưa ra nhận định về tâm lý tích cực của người tiêu dùng Việt Nam đối với nền kinh tế, qua đó thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng.
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại Việt Nam nhận định nếu Trung Quốc và Mỹ xảy ra chiến tranh về thuế thương mại, nó sẽ tác động tiêu cực đến thị trường xuất khẩu toàn cầu và "lan tỏa" đến Việt Nam
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự