tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Các ngân hàng đang giữ khoảng 32 tỷ USD trái phiếu

  • Cập nhật : 24/08/2015

(Tin kinh te)

Dù lượng mua của các ngân hàng thương mại giảm trong thời gian vừa qua do kỳ hạn dài, đây vẫn là nhà đầu tư lớn nhất trên thị trường với lượng nắm giữ khoảng 80%.

Theo thông tin từ Bộ Tài chính, từ đầu năm đến 14/8/2015, tổng khối lượng trái phiếu phát hành ra thị trường là 140.938 tỷ đồng. Trong đó, khối lượng trái phiếu Chính phủ (TPCP) là 123.479 tỷ đồng, bằng 49% kế hoạch năm 2015; khối lượng trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh là 17.459 tỷ đồng, bằng 36% kế hoạch năm 2015; khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp là 11.148 tỷ đồng.

cac ngan hang dang giu khoang 32 ty usd trai phieu

Các ngân hàng đang giữ khoảng 32 tỷ USD trái phiếu


Khối lượng giao dịch bình quân trong 8 tháng đầu năm 2015 là 4.102 tỷ đồng/phiên, tăng 15% so cùng kỳ năm 2014.

Theo bà Phan Thị Thu Hiền, Vụ phó Vụ Tài chính Ngân hàng - Bộ Tài chính, để huy động 51% kế hoạch TPCP cho năm 2015 (250.000 tỷ đồng) trong 5 tháng còn lại là tương đối khó khăn.

Về quy mô thị trường, tại thời điểm 14/8/2015, dư nợ thị trường trái phiếu là 867.876 tỷ đồng (khoảng 40 tỷ USD), đạt khoảng 22% GDP năm 2014, riêng dư nợ thị trường TPCP là 581.497 tỷ đồng, đạt khoảng 14% GDP năm 2014.

Về cơ cấu nhà đầu tư, cơ cấu nhà đầu tư gồm các ngân hàng thương mại nắm giữ 80% tổng khối lượng trái phiếu phát hành trên thị trường, còn lại là các nhà đầu tư có tổ chức như công ty bảo hiểm, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tiền gửi, quỹ đầu tư, công ty chứng khoán.

Mặc dù các ngân hàng đã giảm mua trái phiếu trong thời gian qua do chỉ phát hành TPCP kỳ hạn dài trên 5 năm nhưng bà Hiền cho biết, các ngân hàng thương mại vẫn nằm giữ 80% dư nợ trái phiếu (tương ứng khoảng 32 tỷ USD).

Khoản đầu tư này tương ứng khoảng hơn 11% tổng tài sản của hệ thống ngân hàng.

Đại diện Bộ Tài chính cũng cho rằng, đây là điều bình thường ở các nước phát triển khi hệ thống ngân hàng thương mại đóng vài trò chủ chốt của nền kinh tế, nên đồng thời cũng là nhà đầu tư chính trên thị trường trái phiếu.

Trong trung hạn, Bộ Tài chính đặt mục tiêu tổng dư nợ thị trường trái phiếu đạt 38% GDP trong năm 20120, trong đó dư nợ TPCP đạt 22% GDP, thị trường TP được Chính phủ bảo lãnh đạt 8% GDP.

Để đạt được mục tiêu này, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với NHNN điều hành thị trường tài khóa và thị trường tiền tệ, đảm bảo lãi suất phát hành trái phiếu và lãi suất tiền tệ được ổn định, ít biến động hơn.

Thứ hai là phát triển hệ thống nhà đầu tư dài hạn. Để thu hút các nhà đầu tư khác, Bộ Tài chính đang hoàn thiện phần cũng đang hoàn thiện nghịn định về quỹ hưu trí tự nguyện để trình Chính phủ ban hành, góp phần phát triển hệ thống nhà đầu tư dài hạn trên thị trường trái phiếu. Đồng thời, đưa ra các giải pháp nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tham gia.

Thứ ba là phát triển hệ thống nhà tạo lập thị trường trên cơ sở hệ thống thành viên đấu thầu TPCP. Hiện nay, hệ thống thành viên đấu thầu của Việt Nam gồm 24 thành viên với 18 ngân hàng thương mại và 6 công ty chứng khoán.

Năm 2015 là năm đầu tiên phát hành trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 20 năm (kỳ hạn dài nhất từ trước tới nay) cho công ty bảo hiểm nhân thọ với khối lượng phát hành trong tháng 7/2015 là 3.450 tỷ đồng. Bộ Tài chính cũng đang nghiên cứu và triển khai 2 sản phẩm mới trên thị trường là trái phiếu không trả lãi định kỳ và trái phiếu lãi suất thả nổi.

(Theo CafeF)

Trở về

Bài cùng chuyên mục