Nhiều chuyên gia cho rằng Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ đem lại lợi ích cho nhiều thành viên, như Việt Nam. Tuy nhiên, tờ Financial Times lại cho rằng các nước cần thận trọng với loại "ưu đãi tiềm năng" này.

Đề xuất của Bộ Tài chính vay 30.000 tỉ đồng và phát hành trái phiếu để đảo nợ tiếp tục gây tranh luận nhiều chiều. Trong khi đó, một nguồn tin từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, cơ quan này đang hết sức thận trọng, xem xét đề xuất cho vay 30.000 tỉ đồng.
Trao đổi với phóng viên Thanh Niên Onlinesáng nay 31.7, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho rằng, bản thân ông muốn nhìn vấn đề một cách bình tĩnh và thận trọng hơn. Bởi thực tế, việc Bộ Tài chính phải đi vay tiền của Ngân hàng Nhà nước cũng là việc hết sức bình thường, thông qua các nghiệp vụ cơ bản của Kho bạc Nhà nước.
“Ngân sách thiếu hụt tạm thời một khoản chi nào đó, thì có thể vay tạm từ nhiều nguồn khác nhau, kể cả Ngân hàng Nhà nước”. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ, các khoản vay như vậy theo ông Kiên cần phải được giải trình một cách cụ thể: Vay để làm gì, thời hạn vay bao lâu, giải ngân 30.000 tỉ trong một lúc hay phân kỳ.
“Nếu vay tạm thời, trong thời hạn 1 năm thì không sao, nhưng nếu vay thời hạn dài, chắc chắn sẽ tác động đến khả năng thanh khoản, điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước”, ông Kiên cảnh báo.
Cũng trong sáng nay, một nguồn tin từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, cơ quan này đang hết sức thận trọng, xem xét đề xuất cho vay 30.000 tỉ đồng. Nguồn tin này cũng quan ngại việc Bộ Tài chính tiếp tục phát hành trái phiếu để đảo nợ, hoặc đi vay tiền cũng chỉ là giải pháp nhất thời. Vấn đề quan trọng phải tiết giảm chi tiêu, giảm bội chi.
Tiếp tục bình luận về đề xuất này, một chuyên gia tài chính nói: “Chúng ta phải tiếp tục phát hành trái phiếu để đảo nợ, đi vay Ngân hàng Nhà nước bổ sung cho ngân sách đến khi nào? Càng đảo nợ, càng vay thì lãi mẹ đẻ lãi con. Vấn đề cuối cùng là số nợ thật vẫn nằm ở đó, không giải quyết được vấn đề hụt thu, giảm chi, ngân sách cứ bị âm thì người ta mất niềm tin không mua trái phiếu. Rồi nợ đó ai sẽ phải trả?”.
Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia Trương Văn Phước nói với phóng viên Thanh Niên Online: “Phải thận trọng khi đi vay hay phát hành trái phiếu đảo nợ. Hiện nay trái phiếu kỳ hạn dài phát hành không thành công khiến ngân sách khó khăn, cần phải tập trung tăng tính hấp dẫn, thay đổi cách trả lãi suất. Đồng thời giảm bội chi, tiết kiệm mới có thể tạo sự cân đối bền vững cho ngân sách quốc gia”.
Nhiều chuyên gia cho rằng Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ đem lại lợi ích cho nhiều thành viên, như Việt Nam. Tuy nhiên, tờ Financial Times lại cho rằng các nước cần thận trọng với loại "ưu đãi tiềm năng" này.
Ngày 31/7, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 7 và nhận định, mặc dù tình hình kinh tế đạt được kết quả tích cực, song vẫn còn những khó khăn vướng mắc cần sớm được tháo gỡ như nông nghiệp, xuất khẩu...
Mục tiêu đặt ra trong Nghị quyết 19, đến hết năm 2015 có 90% doanh nghiệp (DN) thực hiện nộp thuế điện tử đang được các địa phương tích cực triển khai, nhưng thời gian qua cũng phát sinh những vướng mắc cần tiếp tục được tháo gỡ.
Đơn giản về chính sách thuế, thủ tục khai nộp thuế, minh bạch việc xác định doanh thu khoán và số thuế khoán phải nộp… là những giải pháp nhằm cải cách hành chính thuế đối với hộ kinh doanh.
Tình hình ngân sách những tháng đầu năm cho thấy cân đối ngân sách tiếp tục là vấn đề quan ngại...
Chiều 31/7, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn Chính phủ Nguyễn Văn Nên chủ trì buổi họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 7 để thông tin về những vấn đề mà báo chí và nhân dân quan tâm; trả lời các câu hỏi liên quan.
Những kết quả đã đạt được cho thấy nếu chúng ta tiếp tục phấn đấu quyết liệt và không có gì đột biến thì khả năng đạt và vượt các chỉ tiêu được đề ra từ đầu năm là khả thi - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói.
Thủ tướng Chính phủ vừa chỉ đạo một số Bộ, ngành, địa phương liên quan đẩy mạnh công tác quản lý đối với các Dự án hạ tầng giao thông đường bộ đầu tư theo hình thức Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT).
“Dự trữ ngoại hối của chúng ta đến cuối tháng 7/2015 đã đạt 37 tỷ USD. Đây là số dự trữ bằng ngoại tệ, tiền tươi thóc thật, bấm nút một cái là có ngay. Còn nếu tính cả các khoản khác như vàng, tiền gửi của Kho bạc, của các tổ chức tín dụng ở Ngân hàng Nhà nước (không phải bằng tiền đồng)... thì khoảng 40 tỷ USD. Hiện riêng vàng chúng ta có 10 tấn”.
Báo cáo của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho hay trong tháng 7, tuy hoạt động đăng ký thành lập doanh nghiệp và số vốn đăng ký của doanh nghiệp có phần sụt giảm, nhưng số doanh nghiệp phải ngừng hoạt động giảm tới 35,7%, số doanh nghiệp đã ngừng hoạt động nay hoạt động trở lại tăng đến 33%.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự