Nông nghiệp là lĩnh vực gặp nhiều khó khăn nhất khi Việt Nam tham gia TPP, song một số doanh nghiệp cho biết họ sẵn sàng với sân chơi mới bằng cách lựa chọn những sản phẩm mà các "ông lớn" không làm.
Với mức tự do hóa cao như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, về cơ bản những ngành Việt Nam có lợi thế cạnh tranh như dệt may, da giầy, đồ gỗ, nông sản (loại cây trồng, thủy sản) được xem là những ngành được hưởng lợi rất lớn.
Ông Trương Đình Tuyển, Cựu Bộ trưởng Thương Mại cho hay, khi Việt Nam gia nhập TPP, thời gian đầu rất có thể nhập siêu sẽ tăng nhưng nhập siêu không hẳn là xấu.
Theo ông Vũ Tiến Lộc, Nhà nước chỉ có thể tạo môi trường, chỉ có thể là bà đỡ, là hậu phương trong trận chiến kinh tế. Chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu và đưa đất nước trở nên giàu là sứ mệnh của doanh nhân.
Trưởng đoàn đàm phán Việt Nam - Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho biết, TPP có thể giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 23,5 tỷ USD vào năm 2020 và 33,5 tỷ USD vào năm 2025. Xuất khẩu sẽ tăng thêm 68 tỷ USD vào năm 2025.
Tại cuộc họp báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) ngày 6-10, thứ trưởng bộ này là ông Hà Công Tuấn dành nhiều thời gian để nói về những cơ hội và thách thức của ngành nông nghiệp sau khi Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) chính thức được ký kết.
Với thông tin đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) kết thúc, ông Nguyễn Tú Anh - Trưởng ban Chính sách kinh tế vĩ mô, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư - nhận định: “Việt Nam là một trong những ứng cử viên sáng giá nhất thay thế Trung Quốc cung cấp hàng cho nội khối. Đây là cơ hội lớn!”.
Với 96% trên tổng số doanh nghiệp đang hoạt động là DN nhỏ và siêu nhỏ, Việt Nam đang đứng trước thách thức rất lớn về khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập.
Ngay sau khi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) được 12 nước hoàn tất đàm phán và thông qua tuyên bố chung Atlanta ngày 5/10, giới phân tích coi đây là “hiệp định tiêu chuẩn cao”, “thỏa thuận lịch sử”, “tương lai châu Á”, rồi “định hình thương mại toàn cầu thế kỷ XXI”.
Hãng tin Bloomberg ngày 6.10 đã có bài phân tích chỉ ra những ích lợi, cũng như thiệt hại, phát sinh khi tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương (TPP) của một số nước thành viên.
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ mang lại luồng gió mới cho Việt Nam, buộc chúng ta phải đổi mới, cải tổ mạnh mẽ từ thể chế, kinh tế, luật pháp đến hệ thống doanh nghiệp.
Đánh giá cao sự kiện VN tham gia, kết thúc đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), nguyên Trưởng đoàn đàm phán Hiệp định thương mại song phương VN - Mỹ (BTA) - ông Nguyễn Đình Lương, đã chia sẻ với Thanh Niên góc nhìn khác về cách tuyên truyền xung quanh sự kiện này.
Đổi mới sản xuất, tăng sức cạnh tranh, tuân thủ quy định về sở hữu trí tuệ là những việc mà Bộ trưởng Khoa học & Công nghệ cho rằng doanh nghiệp phải làm trong 2 năm tới, trước khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực.
Việc kết thúc đàm phán TPP được đánh giá là một thắng lợi của Mỹ trong cuộc chạy đua sức ảnh hưởng với Trung Quốc tại châu Á, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc các nước trong khu vực phải lựa chọn giữa Washington và Bắc Kinh.
Hiệp định TPP giữa Việt Nam và 11 quốc gia khác dự kiến sẽ được ký kết trong thời gian tới và sẽ ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế của mỗi quốc gia trong TPP cũng như kinh tế toàn cầu khi các nước trong TPP chiếm 40% GDP toàn cầu. Trong đó Nhật Bản và Mỹ là 2 đối tác kinh tế lớn nhất của Việt Nam trong TPP.
Giữa đêm 6.10, đoàn đàm phán TPP Việt Nam về đến Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh, Trưởng đoàn đàm phán đã trả lời báo chí xoay quanh vấn đề này.
Dù được đánh giá có mức tăng trưởng cao trong khu vực Đông Nam Á với tỷ lệ tăng 16% mỗi năm, tổng tiêu thụ thuốc khoảng 3,3 tỷ USD, thị trường dược phẩm Việt Nam vẫn đứng trước những thách thức khi Hiệp định TPP được ký kết.
Giới phân tích cho rằng sẽ mất nhiều năm để có thể thực sự cảm nhận được những lợi ích kinh tế mà Hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP) mang lại.