Phạm Công Danh đã kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm và một số bị cáo khác kháng cáo kêu oan, xin giảm nhẹ hình phạt, xin được hưởng án treo.

Ngôi nhà nghiêng nguy hiểm đe dọa tính mạng và tài sản của các hộ dân xung quanh ở phường Ô Chợ Dừa, Đống Đa (Hà Nội) đến nay vẫn chưa được xử lý xong vì phải chờ kết quả từ đơn vị kiểm định của Bộ Xây dựng.
Liên quan đến ngôi nhà nghiêng, nứt nguy hiểm số 177 ở ngõ Quan Thổ 1, phường Ô Chợ Dừa (Đống Đa, Hà Nội) đe dọa đến tính mạng và tài sản của những hộ dân xung quanh, trao đổi với PV Infonet chiều 12/9, ông Phạm Việt Cừ, Phó Chủ tịch phường Ô Chợ Dừa cho biết: Hiện đã có 2 hộ 177 và 179 di chuyển khỏi nhà, chủ căn nhà 183 đang tìm nhà để chuyển, còn hộ 181 vẫn chưa đồng thuận di dời với lý do nhà chưa nguy hiểm.
Ngôi nhà số 177 nằm sâu trong ngõ Quan Thổ 1, phường Ô Chợ Dừa (Đống Đa, Hà Nội) hiện đã nứt toác quanh nhà, có độ nghiêng nguy hiểm và chủ nhà đã di dời không dám ở.
“Chúng tôi cũng rất sốt ruột nhưng hiện vẫn đang phải chờ kết quả từ đơn vị kiểm định của Bộ Xây dựng, sau đó mới báo cáo quận để đưa ra các phương án”, ông Cừ cho hay.
Cũng theo ông Cừ, nếu kết quả kiểm định là căn nhà nguy hiểm thuộc cấp độ D thì mới cưỡng chế được.
Căn nhà nguy hiểm số 177 có kết cấu xây dựng khá phức tạp khi chung móng với căn nhà số 179 và những hộ liền kề căn nhà nguy hiểm là căn số 181 và 183 cũng chung một móng.
Trước sự nghiêng nứt nguy hiểm của căn nhà 177, UBND TP Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo, giao UBND quận Đống Đa khẩn trương tổ chức di dời ngay các hộ dân đang sinh sống tại các số nhà 177, 179, 181, 183 ra khỏi nhà nguy hiểm theo đúng quy định của pháp luật.
Phạm Công Danh đã kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm và một số bị cáo khác kháng cáo kêu oan, xin giảm nhẹ hình phạt, xin được hưởng án treo.
Hàng trăm người dân tại khu vực Gia Lai vừa gửi đơn đến các cơ quan chức năng tố cáo một “đa cấp viên” về hành vi "lừa đảo có tổ chức, chiếm đoạt bất hợp pháp" số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng của rất nhiều người.
Tính đến trưa 19/9, lực lượng Quản lý thị trường đã niêm phong tạm giữ 42.490 đơn vị sản phẩm gồm dầu gội, sữa tắm, kẹo cao su, kẹo socola các loại do Mỹ sản xuất, không có hóa đơn, chứng từ, không có số đăng ký theo quy định.
Ngày 19/9/2016, Cơ quan An ninh điều tra A92, Tổng cục An ninh – Bộ Công an đã công bố quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với ông Trần Hữu Tiệp – Chủ tịch HĐQT CTCP Mỏ và XNK Khoáng sản Miền Trung.
Bà Trần Thị Thanh Phúc (Nguyễn Khuyến, Hà Nội) cho biết đã nhờ luật sư làm thủ tục để khởi kiện Ngân hàng Sài Gòn (SCB) ra tòa do thực hiện giao dịch chuyển 4 tỷ đồng trong tài khoản của bà không đúng quy định.
TAND TP Hà Nội cho biết, ngày 23/9 sẽ xét xử vụ án Huỳnh Thị Bảo Ngọc (SN 1972, ở TPHCM), nguyên Phó phòng Quản lý quỹ, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trước đó, trong phiên tòa xét xử Nguyễn Đức Kiên tức Bầu Kiên năm 2014, TAND Hà Nội đã khởi tố vụ án lừa đảo với Bảo Ngọc ngay.
Việc dùng tiền dự án cho vay cá nhân, quản lý đầu tư lỏng lẻo xuất hiện khá phổ biến tại nhiều đơn vị thành viên của PVC phần nào lý giải vì sao đơn vị này thua lỗ hơn 3.200 tỷ đồng dưới thời ông Trịnh Xuân Thanh làm Chủ tịch HĐQT.
Ngoài 30 năm tù và các khoản tiền phải thu hồi, tài sản kê biên, Phạm Công Danh còn phải trả án phí sơ thẩm lên đến hàng tỷ đồng. Tổng cộng các bị cáo, bên liên quan phải chịu án phí gần 6 tỷ đồng.
Tại phiên tòa tuyên án sơ thẩm Phạm Công Danh và 35 bị can gây thất thoát hơn 9.000 tỷ đồng xảy ra tại Ngân hàng xây dựng, Hội đồng xét xử đã đọc quyết định khởi tố 3 vụ án hình sự liên quan đến Hứa Thị Phấn, Hoàng Văn Toàn, Phạm Thị Trang (Trang Phố Núi).
Phạm Công Danh bỏ tiền mua một ngân hàng âm vốn hàng nghìn tỷ với mục đích buôn bất động sản kiếm lời, nhưng tất cả không như dự tính. Vào ngân hàng mà không làm ngân hàng khiến đại gia xây dựng không chỉ rơi vào vòng lao lý một mình mà còn kéo theo 35 người khác.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự