Ngày 10/8 tại Đà Nẵng, Văn phòng thường trực phòng, chống tội phạm ma túy phối hợp với cơ quan phòng, chống ma túy và tội phạm Liên hiệp quốc (UNODC) tổ chức hội nghị văn phòng liên lạc qua biên giới (BLO) toàn quốc.

Cựu Chủ tịch HĐQT ngân hàng MHB Huỳnh Nam Dũng cùng cấp dưới bị cáo buộc làm trái quy định trong việc mua bán trái phiếu chính phủ gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng.
Ngày 16/10, VKSND Tối cao đã hoàn tất cáo trạng truy tố cựu Chủ tịch HĐQT ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB) Huỳnh Nam Dũng và 16 đồng phạm về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Trong số những người bị truy tố cùng ông Dũng có cựu Tổng giám đốc MHB Nguyễn Phước Hòa, cựu Phó tổng giám đốc MHB Bùi Thành Hưng và cựu Kế toán trưởng Nguyễn Văn Thanh.
Theo cơ quan tố tụng, giai đoạn 2011-2014, lợi dụng chức vụ quyền hạn, ông Dũng và Hòa để thống nhất chủ trương chuyển 4.975 tỷ đồng cho Công ty cổ phần chứng khoán MHB (Công ty MHBS) với nội dung hợp tác đầu tư trái phiếu chính phủ. Nhưng thực chất, MHBS đã sử dụng 3.357 tỷ đồng đem gửi có kỳ hạn ngay tại các chi nhánh của MHB để hưởng lãi suất hơn 45 tỷ đồng.
MHBS sử dụng 1.558 tỷ đồng để đầu tư trái phiếu, trong đó chi hơn 966 tỷ đồng để ký các hợp tác đầu tư môi giới, mua bán trái phiếu chính phủ của chính ngân hàng MHB thông qua một số công ty trung gian. Qua việc này, các công ty trung gian và MHBS được hưởng lợi, dẫn đến gây thiệt hại cho ngân hàng MHB hơn 349 tỷ đồng.
Cơ quan tố tụng xác định cựu Chủ tịch HĐQT ngân hàng MHB Huỳnh Nam Dũng đã hưởng lợi 460 triệu đồng, các bị can trong công ty MHBS cũng được hưởng lợi hàng trăm triệu đồng.
Ngoài ra, Tổng giám đốc Công ty MHBS Lữ Thị Thanh Bình còn có chủ trương mở 3 tài khoản tự doanh để mua bán chứng khoán trái quy định, gây thiệt hại hơn 108 tỷ đồng.
Các bị can Bùi Thành Hưng, Nguyễn Văn Thanh được xác định đã họp, đồng ý chủ trương cho ngân hàng MHB chuyển tiền cho Công ty MHBS để đầu tư mua bán trái phiếu chính phủ. Sau đó, MHBS đã sử dụng trái mục đích vốn được cấp gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng.
Giữa năm 2015, MHBS bị Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định đình chỉ toàn bộ các hoạt động môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán và lưu ký chứng khoán do không đáp ứng các điều kiện quy định của Luật chứng khoán và các văn bản pháp luật khác trong lĩnh vực này.
Cuối tháng 1/2016, cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt giam 9 bị can trong đó có Huỳnh Nam Dũng, Nguyễn Phước Hòa và Lữ Thị Thanh Bình.
Năm 2015, MHB đã sáp nhập vào ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam nên BIDV được xác định nguyên đơn dân sự trong vụ án.
Theo Bá Chiêm - Zing
Ngày 10/8 tại Đà Nẵng, Văn phòng thường trực phòng, chống tội phạm ma túy phối hợp với cơ quan phòng, chống ma túy và tội phạm Liên hiệp quốc (UNODC) tổ chức hội nghị văn phòng liên lạc qua biên giới (BLO) toàn quốc.
Chiều 10-8, TAND thành phố Thái Bình (tỉnh Thái Bình) tuyên bồi thường cho người bị kết án oan Lương Ngọc Phi 22,9 tỷ đồng. Khoản tiền 66 tỷ đồng ông Phi yêu cầu bồi thường đã không được chấp nhận.
Ngoài 34 biệt thự, nhà có giá trị lớn ở trong nước, Đạt còn sở hữu căn hộ cao cấp nhiều triệu USD tại Singapore, mua bán 4 căn hộ sang trọng hơn 4 triệu bảng ở Anh.
Bị cho là vận chuyển gỗ lậu và bị xử phạt hành chính 150 triệu đồng, ông thợ mộc khởi kiện quyết định hành chính của chủ tịch tỉnh và bị tòa sơ thẩm bác đơn, nhưng ông chống án lên tòa phúc thẩm và thắng kiện.
Lao theo “cơn sóng” đầu tư nhà đất, Cựu Tổng giám đốc Cty Intimex Hà Nội đã làm giả các loại giấy tờ để đưa vào hồ sơ vay vốn ngân hàng Vietcombank, VIB, Agribank...
Với các tội phạm về kinh tế, hãy lấy “roi vọt” của thị trường thay cho hình phạt, lấy trừng phạt bằng kinh tế (phạt tiền) thay cho hình phạt tước bỏ tự do đối với các tội phạm về kinh tế. Đó là xu hướng của hình luật.
Ngày 5.8, TAND TP.HCM xử sơ thẩm tuyên phạt hai bị cáo Hoàng Anh Tiến (32 tuổi, ngụ Q.Thủ Đức) 14 năm tù và Hồ Bích Hằng (27 tuổi, ngụ Quảng Ngãi) 11 năm tù, cùng về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”. HĐXX cũng buộc hai bị cáo liên đới bồi thường số tiền gần 1,3 tỉ đồng đã chiếm đoạt của bị hại.
Người vi phạm nội quy phòng xử án có thể bị chủ toạ phiên toà cảnh cáo, phạt tiền, buộc rời khỏi phòng xử án, bị bắt giữ hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Vụ án ly kỳ ở chỗ ban đầu bị cáo bị truy cướp của bị hại chiếc nhẫn kim cương 7 tỉ đồng. Nhưng đến nay, mức thiệt hại của bị hại chỉ còn 'gói gọn' là hai chiếc điện thoại 410.000 đồng.
Sáng ngày 4/8, TAND TP.Thái Bình mở phiên xét xử lại vụ án oan đối với ông Lương Ngọc Phi – nạn nhân của vụ án oan có số tiền được bồi thường lớn nhất từ trước đến nay (hơn 21 tỷ đồng).
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự