Theo ông Nguyễn Hữu Ngọc - đại diện Công ty TNHH Gia Hân, tranh chấp quanh số nợ gần 20 tỷ đồng với công ty của chồng ca sĩ Thu Minh đã kéo dài hơn một năm nay.

Theo đại diện của NHNN, vào thời điểm NHNN mua lại VNCB với giá 0 đồng thì không có nhà đầu tư nào mua lại ngân hàng và theo các định giá của đơn vị độc lập EY, VNCB lúc đó có giá trị thực âm hơn 80 nghìn đồng/cổ phiếu.
Vụ án Phạm Công Danh và các đồng phạm gây thất thoát hơn 9.000 tỷ đồng ở Ngân hàng Xây dựng (VNCB) vẫn tiếp tục diễn ra với nhiều tình tiết mới khi tòa xét hỏi những bên liên quan.
Chiều qua, đại diện Ngân hàng Nhà nước, bà Nguyễn Thị Hòa có mặt tại tòa để trả lời các câu hỏi liên quan trách nhiệm của cơ quan này trong việc tái cơ cấu Ngân hàng Xây dựng.
Trong đó đáng chú ý trong phần Luật sư bào chữa cho Phạm Công Danh hỏi đại diện NHNN, dựa vào cơ sở pháp lý nào, lý do gì NHNN lại mua ngân hàng Xây dựng với giá 0 đồng và cơ quan này có công bố thông tin cho hơn 500 cổ đông ngân hàng biết hay không?
Đây là lần đầu tiên luật sư hỏi trực tiếp và công khai với đại diện NHNN về vấn đề này. Bà Nguyễn Thị Hòa lý giải việc NHNN mua Ngân hàng Xây dựng (VNCB) với giá 0 đồng, NHNN dựa trên Luật các tổ chức tín dụng, Luật NHNN và một số văn bản liên quan.
Bà Hòa cho biết thêm, giá cả giao dịch phải phù hợp giá trị. Không có nhà đầu tư nào mua lại Ngân hàng xây dựng và theo các định giá của đơn vị độc lập EY thì cơ sở để mua lại giá 0 đồng Ngân hàng Xây dựng là do Ngân hàng xây dựng lúc đó có giá trị thực âm hơn 80 nghìn đồng/cổ phiếu. Và thực trạng này cũng đã được công bố cho 554 cổ đông của Ngân hàng xây dựng tại Đại hội cổ đông của ngân hàng.
"Theo các quy định của luật các tổ chức tín dụng, luật ngân hàng, cụ thể là quy định 48 sẽ có trình tự là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép các nhà đầu tư, cổ đông biết và có ý kiến và đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng yếu kém của ngân hàng. Đã bao giờ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện cho cổ đông Ngân hàng xây dựng thực hiện quyền này của mình chưa? Giữa giải pháp mua lại 0 đồng và cho ngân hàng yếu kém đó phá sản thì có khi nào Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tính đến phương án cho phá sản không?", vị luật sư hỏi thêm. Tuy nhiên, đại diện NHNN đã xin phép không trả lời câu hỏi này.
Trả lời câu hỏi luật sư về chấp thuận tái cơ cấu Đại Tín, bà Hòa cho biết, việc phê duyệt tái cơ cấu diễn tra trong nhiều bước khác nhau từ chủ trương, chấp thuận nhóm cổ đông mới và chấp thuận đề án tái cơ cấu.
Về thỏa thuận chuyển nhượng cổ phần và nghĩa vụ giữa nhóm Phú Mỹ (đại diện bà Hứa Thị Phấn) và nhóm cổ đông mới (đại diện là Phạm Công Danh), NHNN không có nghĩa vụ phải phê duyệt thỏa thuận này. Thỏa thuận chuyển nhượng giữa hai bên là giao dịch dân sự.
Về việc đổi tên từ Đại Tín sang VNCB, NHNN căn cứ vào các quy định của lĩnh vực ngân hàng và luật doanh nghiệp để xử lý. Bên cạnh đó, NHNN cũng không phê chuẩn chức danh của các tổ chức tín dụng. “Về mặt pháp lý, người đại diện pháp luật quy định căn cứ vào điều lệ của ngân hàng”, đại diện NHNN cho biết.
Trả lời câu hỏi về chi phí chăm sóc khách hàng, đại diện NHNN cho biết, theo quy định không được huy động vượt trần lãi suất. NHNN phát hiện và đã xử lý nhiều vi phạm. NHNN cũng đã có văn bản chấn chỉnh về lãi suất. Cũng theo thông tin của đại diện NHNN dựa vào báo cáo kiểm toán độc lập tính đến ngày 30/11/2014 việc kinh doanh của VNCB đã âm khoảng 27.000 tỷ đồng.
Mai Ngọc
Theo Trí thức trẻ/CafeF
Theo ông Nguyễn Hữu Ngọc - đại diện Công ty TNHH Gia Hân, tranh chấp quanh số nợ gần 20 tỷ đồng với công ty của chồng ca sĩ Thu Minh đã kéo dài hơn một năm nay.
Sau khi nắm quyền điều hành Trust Bank, bà Hứa Thị Phấn cùng với nhóm Phú Mỹ đã liên tục nâng giá khống nhiều dự án bất động sản nhằm bòn rút Trust Bank. Không những thế, trong quá trình giải ngân, nhóm này còn chiếm giữ và sử dụng số tiền lên đến vài ngàn tỷ đồng sau đó lại vu khống cho một nhóm khác để né tránh trách nhiệm.
Những tháng đầu năm, trong các tội phạm về kinh tế, tham nhũng nổi lên là sai phạm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng với các thủ đoạn chủ yếu vẫn là thông đồng, móc ngoặc giữa các nhóm đối tượng trong và ngoài ngân hàng cố ý làm trái các quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng.
Phiên tòa 8/8: Bị cáo Lê Công Thảo và Lê Khắc Thái kêu oan
Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao yêu cầu VKSND thành phố Hà Nội và Vụ 3 VKSND tối cao kiểm tra lại vụ việc trên, báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách và gửi báo cáo về Văn phòng VKSND tối cao để theo dõi.
Phiên tòa 5/8: Phạm Công Danh mong bà Phấn trả lại khoản 3.600 tỷ để khắc phục hậu quả
Bà Trần Ngọc Bích, người đã bị Phạm Công Danh và các đồng phạm rút mất 5.490 tỉ đồng, đã cung cấp bằng chứng cho HĐXX...
Tính sơ bộ, chỉ 4 khách hàng đã nợ Ngân hàng Xây dựng tới hơn 24.000 tỷ.
Theo kết luận của NHNN, nhóm bà Phấn thông qua việc sở hữu tỷ lệ cao tại ngân hàng đã thao túng tài chính ngân hàng để phục vụ các dự án, công ty của mình trong khi nhóm Phương Trang thì chây ì trả nợ.
Phiên tòa 4/8: Đại diện NHNN trả lời hàng loạt câu hỏi "nóng" về Ngân hàng Xây dựng
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự