Phiên tòa 5/8: Phạm Công Danh mong bà Phấn trả lại khoản 3.600 tỷ để khắc phục hậu quả

Phạm Công Danh nói rằng chính vì không lấy được tài sản để bán dù đã nộp tiền trả là nguồn cơn của mọi sự việc cho đến ngày hôm nay.
Sáng ngày 3/8, tòa án mời bà Hứa Thị Phấn (nhóm Phú Mỹ) đến với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Trước đó, Phạm Công Danh khai rằng đã trả 3.600 tỷ đồng cho nhóm bà Phấn nhưng chưa lấy được tài sản là các bất động sản để bán. Trong khi đó tiền để trả cho bà Phấn là Danh vay ngân hàng, trong đó có cả tiền của nhóm bà Trần Ngọc Bích. Vì không lấy được bất động sản từ nhóm Phú Mỹ để bán nên Danh lại phải vay tiền của nhóm Bích, khoản vay sau trả cho khoản vay trước.
Và theo Danh thì chính vì không lấy được tài sản để bán dù đã nộp tiền trả là nguồn cơn của mọi sự việc cho đến ngày hôm nay.
Trả lời tại Tòa sáng 3/8, bà Phấn cho biết Ngân hàng Đại Tín là nhóm bà chuyển giao là chuyển cho ông Hà Văn Thắm. Ông Thắm chuyển giao cho ông Danh. Sau đó ông Thắm mới có 1 buổi gặp với bà Phấn và ông Danh.
Tại buổi gặp, ông Thắm nói đã chuyển giao ngân hàng cho ông Danh, ông Danh giàu lắm và sẽ làm cho ngân hàng tốt hơn. Bà Phấn cho biết bà cũng không nhận được gì từ điều này, chỉ xin sự bình yên cho những người nhân viên cũ.
Khi chuyển giao, bà Phấn đã chuyển các bất động sản. Tổng thỏa thuận 4.700 tỷ, nhưng ông Danh mới chuyển hơn 3.600 tỷ. Theo thỏa thuận, tiền này chỉ dùng để thanh toán các hợp đồng tín dụng, bà không được rút tiền này ra cho đến khi giải quyết xong các hợp đồng tín dụng.
Trong các tài sản phải chuyển giao còn 24ha đất Nhà Bè và 9ha đất ở Quận 2 nhóm bà Phấn chưa chuyển cho ông Danh, vì theo bà Phấn VNCB không cho bà lấy tài sản này ra để chuyển giao. Gần như toàn bộ các khu đất này là đất nông nghiệp, chưa chuyển đổi mục đích sử dụng.
Khi được hỏi bà có biết các mảnh đất nông nghiệp đó giá bao nhiêu tiền không thì bà Phấn trả lời không đánh giá được vì còn phải tùy thuộc vào vị trí.
Theo quy định, đất nông nghiệp là dùng để trồng trọt, cấy lúa, muốn chuyển đổi được phải thực hiện hàng loạt nghĩa vụ với Nhà nước để chuyển đổi thành đất dự án.
Tại tòa ngày 2/8, Phạm Công Danh nói rằng giá trị của các khu đất mà phía bà Phấn chưa trả cho Danh có giá trị rất lớn.
Tuy nhiên do đây là đất nông nghiệp chưa chuyển đổi nên giá trị thực tế chắc chắn không như Danh kỳ vọng.
Liên quan khoản tiền hơn 3.600 tỷ đồng, bà Phấn cho biết mọi người hiểu lầm rằng khoản tiền đó trả cho bà, nhưng khoản tiền này được chuyển vào một tài khoản ở ngân hàng Đại Tín để trả nợ cho nợ của nhóm Phú Mỹ đã vay để đầu tư bất động sản trước đó. Khi rời khỏi ngân hàng, bà hoàn toàn tay trắng. Vì thế nếu có đòi 3.600 tỷ thì bà cũng không có để trả vì bà không cầm số tiền này.
Tùng Lâm
Theo Trí thức trẻ/CafeF
Phiên tòa 5/8: Phạm Công Danh mong bà Phấn trả lại khoản 3.600 tỷ để khắc phục hậu quả
Theo đại diện của NHNN, vào thời điểm NHNN mua lại VNCB với giá 0 đồng thì không có nhà đầu tư nào mua lại ngân hàng và theo các định giá của đơn vị độc lập EY, VNCB lúc đó có giá trị thực âm hơn 80 nghìn đồng/cổ phiếu.
Bà Trần Ngọc Bích, người đã bị Phạm Công Danh và các đồng phạm rút mất 5.490 tỉ đồng, đã cung cấp bằng chứng cho HĐXX...
Tính sơ bộ, chỉ 4 khách hàng đã nợ Ngân hàng Xây dựng tới hơn 24.000 tỷ.
Theo kết luận của NHNN, nhóm bà Phấn thông qua việc sở hữu tỷ lệ cao tại ngân hàng đã thao túng tài chính ngân hàng để phục vụ các dự án, công ty của mình trong khi nhóm Phương Trang thì chây ì trả nợ.
Phiên tòa 4/8: Đại diện NHNN trả lời hàng loạt câu hỏi "nóng" về Ngân hàng Xây dựng
Phiên tòa chiều 3/8: 21 ngân hàng Tòa triệu tập đều không có mặt
Bà Phấn nói khi rời ngân hàng là hoàn toàn tay trắng
Mua ngân hàng nhưng mục tiêu nhắm đến là các bất động sản, song tất cả đã nằm ngoài dự liệu của Phạm Công Danh.
HĐXX cho biết ngày mai (3-8) sẽ triệu tập ông Trần Quý Thanh ra tòa, dù trước đó ông Thanh có đơn xin cho người đại diện ra tòa thay, nhưng vì một số nội dung không thể được làm rõ nên cần phải có mặt của ông Thanh.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự