tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Phiên tòa chiều 22/7: Tòa yêu cầu Trần Ngọc Bích phải có mặt để làm rõ vụ 5.490 tỷ

  • Cập nhật : 22/07/2016
17:0022/07/2016
Tòa yêu cầu Trần Ngọc Bích có mặt
 
pham cong danh duoc dan tro ve trai tam giam

Phạm Công Danh được dẫn trở về trại tạm giam

Sau phần xét hỏi các bị cáo, Toà mời nhóm Trần Ngọc Bích thì bà Nguyễn Thị Thanh Thảo lên với tư cách người được uỷ quyền. 

-HĐXX: Nguyễn Thị Thanh Thảo có nắm được chi tiết vụ việc rút tiền không có chữ ký không? 

-Dạ, sẽ tuỳ thuộc vào các câu hỏi tại phiên toà để trả lời.

-HĐXX: Chị đi với tư cách uỷ quyền thì chị có nắm rõ được bản chất và sự việc này không? 

-Dạ, tương đối. 

-HĐXX: Tương đối á? Chị cho biết Trần Ngọc Bích và những người này hôm nay có mặt không? 

-Thanh Thảo: Không ạ

HDXX: Để làm việc rõ sự thật khách quan của vụ án, đề nghị Trần Ngọc Bích và những người liên quan phải có mặt. Đề nghị chị yêu cầu những người này phải có mặt vì mới đây sổ giao nhận kế toán chị Thảo bên chỗ anh Quyết (Hoàng Đình Quyết) giao là bản photo mặc dù uỷ nhiệm chi không có chữ ký của chủ tài khoản nhưng chứng từ chuyển đến chuyển đi đã được giao cho người của Trần Ngọc Bích là Vũ Anh Tuấn. Vậy chị yêu cầu chị Trần Ngọc Bích, Anh Nguyễn Tấn Lộc và anh Vũ Anh Tuấn có mặt tại phiên toà để làm rõ khoản tiền 5.490 tỷ. 

Toà cho người được uỷ quyền của nhóm Trần Ngọc Bích về chỗ, tạm nghỉ thứ 2 xét xử tiếp.


16:2922/07/2016
Tòa hỏi Nguyễn Thị Thu Thảo
 

Toà hỏi Nguyễn Thị Thu Thảo, Thảo nói thời điểm đó kiêm nhiệm kế toán hội sở vừa là phó giám đốc phụ trách chi nhánh Sài Gòn. 

Những giao dịch liên quan đến sổ sách kế toán thì tôi không trực tiếp làm mà anh em kế toán làm.  Về sao kê khoản vay thì tôi có mang bản photo có chứ ký anh Tuấn (Vũ Anh Tuấn).


15:2522/07/2016
Phan Thành Mai: 5.190 tỷ đồng là cứu cánh của VNCB
 

Toà hỏi bị cáo Phan Thành Mai, bị cáo trả lời thực sự thì khoản 5.190 tỷ đồng là cứu cánh của VNCB. 

Thực tế thì không cần phải có Nghị quyết HĐQT để hợp thức hoá khoản vay mà cần nghị quyết để làm hồ sơ xin room tín dụng năm 2014. Bị cáo không biết việc cho vay nợ chữ ký. 

Bị cáo cũng xin HĐXX xem xét giúp bị cáo là tất cả những nghị quyết bị cáo làm là thực hiện sau khi hành động chuyển 5.190 tỷ đã xảy ra, bị cáo không làm nghị quyết HĐQT để hợp thức hoá việc chuyển tiền mà chỉ là hồ sơ để xin room tín dụng cho năm 2014.


15:0822/07/2016
Toà hỏi bị cáo Mai Hữu Khương
 

Toà hỏi bị cáo Mai Hữu Khương rằng Bị cáo biết chủ trương huy động vượt trần lãi suất hay không thì Khương trả lời là có và theo theo chủ ý của ông Phạm Công Danh.

-Nếu bị cáo không đồng ý việc cho vay vượt trần lãi suất thì có được không?

-Bị cáo tuy là TV. HĐQT nhưng không có quyền.

 -Việc rút 300 tỷ đồng như thế nào? 

-Khi gửi tiền 

-Hợp đồng tín dụng cho vay 300 tỷ đồng thì mục đích vay như thế nào? 

Khi khách hàng vay vốn thế chấp sổ tiết kiệm thì đa số chỉ ghi mục đích chung chung. Hiếm khi có mục đích cụ thể vì đây là giấy tờ có giá và gần như không có rủi ro. Thông thường hợp đồng cầm cố sổ tiết kiệm vay vốn chỉ khoảng 1 tiếng đồng hồ là xong nên hiếm khi Ngân hàng kiểm tra phương án trả nợ cũng như mục đích vay vốn.

-Theo bị cáo thì việc cho cầm cố 300 tỷ tiết kiệm vay vốn mà không có/ không kiểm tra phương án trả nợ thì có đúng quy định pháp luật không?

 -Dạ không đúng.

Ai chỉ đạo cách hạch toán lãi suất vượt trần thông qua Thiên Thanh? 

-Dạ anh Danh

-Bị cáo thấy trách nhiệm và ý kiến liên quan 5.190 tỷ và 300 tỷ? 

-Bị cáo xin phép nói rõ khoản 5.190 tỷ. Lúc bị cáo đến tiếp nhận và hỏi anh Quyết (Hoàng Đình Quyết) bảo là đã giải ngân lâu rồi, mọi thứ xong lâu rồi và giờ ký hồ sơ hợp thức hoá việc chuyển tiền. Bị cáo nghĩ việc chuyển tiền đã thực hiện đúng quy trình, phần ký của bị cáo chỉ hợp thức hoá hồ sơ. Bị cáo không biết việc giải ngân nợ chữ ký.


14:4422/07/2016
Trần Ngọc Bích có nhiều tiền nên được ưu tiên
 

Chiều nay 22/7, Toà tiếp tục phiên xử án Phạm Công Danh và đồng phạm ở Ngân hàng Xây dựng.

Tòa tiếp tục hỏi bị cáo Hoàng Đình Quyết về khoản tiền 5.190 tỷ đồng do nhóm Trần Ngọc Bích gửi.

Chủ toạ tổng kết ý buổi sáng với kết luận liên quan phần trả lời của Hoàng Đình Quyết về huy động lãi suất vượt trần. 

Khi tòa hỏi, có nhiều người gửi tiền khi ngân hàng áp chính sách lãi suất vượt trần của ngân hàng không? Bị cáo Quyết cho biết Trần Ngọc Bích là một trong những khách hàng nhiều tiền và được ưu đãi lãi suất, ưu tiên giấy tờ hồ sơ. 

Bị cáo cũng khai nhận, riêng đối với chuyển tiền và rút tiền thì cần có sự đồng thuận cao nhất của chủ tài khoản. 

Khi được hỏi về trường hợp Trần Ngọc Bích thì tiền có chạy ra khỏi ngân hàng không. Bị cáo Quyết trả lời: Không.

 -Như vậy việc chuyển tiền trong ngân hàng đâu có cần chữ ký của người ta (chủ tài khoản) đâu đúng không?

 -Không ạ. Cần chữ ký của bà Bích và trước nay nhiều giấy tờ đều có chữ ký nháy của bà Bích. 

Chỉ có ngày 21 và 26/8 thì bà Bích không trả chứng từ. Lâu nay việc cho nhóm bà Bích thiếu chứng từ và bổ sung chứng từ là đã từng thực hiện.

 Bị cáo có những chứng cứ như sau để chứng minh bà Bích có sự đồng thuận. Việc bị cáo chuyển tiền nhiều lần chứ không phải một lần. Nhất là khi bà Bích vẫn có số dư nợ, nếu không có sự đồng thuận thì chắc chắn không thực hiện được. 

-Nếu phiếu chi không có chữ ký của chủ tài khoản thì có chuyển được tiền đi không?

-Không ạ. 

-Sau tháng 8/2013 bị cáo không còn làm ở chi nhánh Sài Gòn nữa thì bị cáo có theo dõi được khoản tín dụng này nữa không?

 -Dạ có. Thời điểm đó có NHNN liên tục có đoàn thanh tra và bị cáo liên tục giải trình với thanh tra của NHNN. Bị cáo cũng đã hứa bổ sung chứng từ của 2 đợt chuyển tiền trên nhưng đến khi bị cáo bị bắt thì nhóm bà Bích chưa bổ sung hoàn thiện hồ sơ.

 -Những phiếu chi mà bị cáo cho rằng chủ tài khoản đồng thuận thực tế lại không được chủ tài khoản đồng thuận vì họ có ký đâu. Bị cáo có chứng cứ gì nữa để chứng minh đồng thuận mà họ không ký không?

 -Thực tế thì không phải một giao dịch mà nhiều giao dịch nên không thể nhóm bà Bích không biết được. 

-Bị cáo cho biết có chứng cứ gì hoặc logic gì để chứng minh rằng tiền đến tài khoản ông Danh là chuyển sang tài khoản ông Thanh không?

 -Dạ có. Ngày phát sinh giao dịch thì tài khoản ông Danh hay bà Bích không phát sinh giao dịch khác. 

-Đấy là chủ quan tư duy của bị cáo vì bị cáo là người trong cuộc. Còn với người ngoài cuộc thì không có logic nào như thế cả. Về tin nhắn, bị cáo cho biết có luật nào quy định là chủ tài khoản phải đọc không? Có đăng ký SMS Banking. Nhưng không có luật nào bắt chủ tài khoản phải đọc cả. Đấy chính là điểm bị cáo cần hiểu rõ trong quá trình thực hiện. Toà sẽ xem xét.

11:3322/07/2016
Tòa hỏi Hoàng Đình Quyết - nguyên Phó Giám đốc phụ trách VNCB chi nhánh Sài Gòn, Giám đốc VNCB chi nhánh Lam Giang
 
cac bi cao duoc dan do toi toa

Các bị cáo được dẫn độ tới tòa

HĐXX: Bị cáo được chỉ đạo làm việc với nhóm Trần Ngọc Bích. Lãnh đạo chỉ đạo bị cáo là ai?

Là bị cáo Phạm Công Danh ạ.

HĐXX: Bị cáo làm việc với nhóm Trần Ngọc Bích những gì?

Mở các hợp đồng tiền gửi và theo dõi quản lý các hợp đồng đó tại chi nhánh bị cáo.

HĐXX: Phạm Công Danh chỉ đạo những ai nữa?

Bị cáo không biết. Chủ tịch chỉ chỉ đạo bị cáo làm tròn trách nhiệm tại chi nhánh bị cáo phụ trách. Lúc đó chỉ đạo miệng, không có ai. 

HĐXX: Bị cáo Phạm Công Danh chỉ đạo bị cáo những gì?

Chỉ đạo bị cáo xử lý các hợp đồng tiền gửi của Nhóm Bích theo đúng quy định, sổ tiết kiệm, cho vay tiền bằng sổ tiết kiệm.

Khi làm thì có thể nhóm chưa kịp hoàn thiện hồ sơ liền thì có thể mang về bổ sung sau.

HĐXX: Bị cáo nghĩ sao khi nhóm Bích cũng là khách hàng thôi, sao phải chỉ đạo riêng thế? Bị cáo nghĩ gì?

Cho phép bị cáo trình bày thêm một chút. Thời điểm đó ngân hàng ít tiền, rất khó mỗi giao dịch được thực hiện ngay. Có giao dịch thực hiện phải mất cả tuần.

Bị cáo nhận thấy nhóm Bích là khách VIP lại là chỗ quen biết nên cùng với áp lực thanh khoản của ngân hàng thì bị cáo cho nợ chứng từ kế toán. Bị cáo biết rằng việc cho nợ chứng từ này là sai nhưng về mặt chủ trương của ngân hàng lúc đó là đúng vì áp lực giữ khách.

Lúc đó ngân hàng có khách nhưng không nhiều. Nhóm Bích là lớn nên ưu tiên. Giao dịch thực hiện hôm nay nhưng có thể nợ chứng từ.

HĐXX: Nếu không phải là nhóm Bích mà một nhóm khác cũng có tiền lớn như thế thì bị cáo có cơ chế ưu tiên như thế không?

Dạ thưa có.

HĐXX: Nhóm Bích có bao nhiêu người?

Bị cáo không biết rõ, khoảng 16 người. Nhóm Bích không trực tiếp đến ngân hàng. Tiền thông thường chuyển đến tài khoản mở tại ngân hàng VNCB.

Lượng tiền lớn, rất lớn từ hàng chục tỷ đến hàng trăm tỷ, cộng dồn nhiều lần thì cũng đến hàng nghìn tỷ.

HĐXX: Như thế có nghĩa là khoản tiền lớn, người ta không thể chở đến ngân hàng đâu đúng không? Họ phải chuyển khoản đến là hợp lý đúng không.

Vâng

HĐXX: Ngoài việc ưu tiên thủ tục hồ sơ thì còn ưu tiên gì nữa không?

Còn ưu tiên lãi suất. Có thể ưu tiên 2-4%/ năm so với trần ngân hàng nhà nước quy định.

HĐXX: Những người khác đến gửi có được lãi suất như thế không?

Dạ có.

HĐXX: Vì sao lại phải ưu tiên lãi suất như thế?

Vì thời điểm đó ngân hàng liên tục phải trả tiền đến hạn, thanh khoản thấp. Người gửi thường họ chuyển đến các ngân hàng lớn hơn, uy tín hơn. Nếu ngân hàng VNCB không ưu tiên lãi suất thì sẽ không thu hút được người gửi tiền. Mức ưu tiên đó thời điểm đó các ngân hàng đều thực hiện. Ngân hàng của bị cáo cũng đã nghiên cứu các ngân hàng nhỏ khác và thực hiện.

HĐXX: Bị cáo có tìm hiểu tính thanh khoản của các NH khác thế nào so với NH Xây dựng không?

Bị cáo có tìm hiểu. Họ cũng căng thẳng thanh khoản như ngân hàng bị cáo.

HĐXX: Theo bị cáo thì mức lãi suất bị cáo đưa ra cũng là quy định chung của NH Xây dựng và lãnh đạo như Phạm Công Danh, Mai Hữu Khương… biết đúng không? Theo bị cáo họ có biết không?

Theo bị cáo thì có biết ạ.

HĐXX: Ai là người chi vượt trần lãi suất?

Theo tính cấp bách của ngân hàng để chi trả vượt trần lãi suất thì có nhiều khoản tiền không được hạch toán vào ngân hàng. Nếu hạch toán vào thì không có tiền để chi vượt trần. Theo bị cáo biết thì Tập đoàn Thiên Thanh thực hiện việc này.

HĐXX: Như vậy theo bị cáo thì thời điểm đó thì ngân hàng bị cáo và các ngân hàng khác cùng chung tình trạng thì khoản chi lãi suất vượt trần không có chứng từ?

Bị cáo nghĩ như thế. Tất cả mọi hợp đồng gửi tiền, sổ tiết kiệm đều có chứng từ. Riêng tiền lãi suất chi ngoài thì bị cáo tổng hợp lại, gửi kế toán Tập đoàn Thiên Thanh chi trả.

HĐXX: Bị cáo có biết rằng trách nhiệm của bị cáo trong việc này thế nào không?

Thưa Hội đồng xét xử là một phần nhiệm vụ của bị cáo và các nhân viên bị cáo thì gặp những người có tiền gửi, thuyết phục họ gửi tiền, không có tờ rơi.

HĐXX: Nhóm Trần Ngọc Bích gửi tiền từ thời điểm nào?

Khoảng tháng 7, 8/2012 là nhóm Bích bắt đầu gửi tiền.

HĐXX: Lúc này Ngân hàng VNCB chưa thuộc Phạm Công Danh mà vẫn là nhóm bà Phấn đúng không? Nhưng thực tế là Phạm Công Danh đã đưa người vào điều hành đúng không?

Thưa Hội đồng xét xử là bị cáo làm việc cũng không rõ vấn đề đó. Bị cáo chỉ nhận chỉ đạo của lãnh đạo.

HĐXX: Thế thì lúc đó là ông Phạm Công Danh rồi. Nhóm Bích có bao nhiêu sổ tiết kiệm?

Vào tháng 8/2013 thì bị cáo bị điều động về chi nhánh Lam Giang. Trước lúc đó thì nhóm Bích gửi hơn 5 nghìn tỷ tại chi nhánh Sài Gòn VNCB.

HĐXX: Tới lúc nào thì nhóm Bích bắt đầu vay tiền?

Đến khoảng tháng 12/2103 thì bắt đầu vay tiền. Thường vay nhiều và ngắn ngày. Vay khoảng 70-80% so với lượng tiền họ gửi.

HĐXX: Bị cáo làm việc với ai?

Bà Bích chỉ đến Ngân hàng làm việc với bị cáo 1 lần, có cả anh Vũ Anh Tuấn. Sau đó bị cáo chỉ làm việc với anh Tuấn.

HĐXX: Họ vay tiền rồi chuyển tiền đi đâu?

Bị cáo chủ quan nhận định là do mối quan hệ giữa nhóm bà Bích và ông Danh. Những người vay tiền cũng là những người đứng tên sổ tiết kiệm. Tiền vay chuyển về người đứng tên chủ tiết kiệm. Sau đó thì chuyển về tài khoản bà Bích. Sau đó tiền lại chuyển sang tài khoản ông Phạm Công Danh.


(Theo CafeF)

Trở về

Bài cùng chuyên mục