Cùng việc ban hành nghị quyết số 03/2015 về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ, TAND tối cao đang hoàn tất các quy trình để sớm công bố tập án lệ đầu tiên.

Gần 200 container hàng hóa thuộc diện cấm nhập khẩu, nhập khẩu có điều kiện về khu vực cảng TP.HCM, trị giá khoảng 100 tỷ đồng vừa bị lực lượng Hải quan phát hiện, bắt giữ. Đây là động thái quyết liệt của cơ quan Hải quan trong thực hiện Nghị quyết 41/NQ-CP của Chính phủ về đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại.
Hải quan chủ động
Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, gần 200 container hàng hóa thuộc diện cấm nhập khẩu, nhập khẩu có điều kiện về khu vực cảng TP. Hồ Chí Minh vừa bị lực lượng Hải quan phát hiện, bắt giữ. Tổng số lượng hàng hóa vi phạm lên tới khoảng 5.000- 6.000 tấn, trị giá khoảng 100 tỷ đồng.
Hàng hóa vi phạm là những mặt hàng tiêu dùng đã qua sử dụng như điều hòa nhiệt độ, máy giặt, xe máy, nồi cơm điện, thực phẩm chức năng… Đây được xem là một trong những vụ việc vi phạm có số lượng tang vật lớn nhất do lực lượng Hải quan phát hiện, bắt giữ từ trước đến nay.
Theo Tổng cục Hải quan việc tăng cường kiểm tra, xử lý đối với hàng hóa nhập khẩu có dấu hiệu vi phạm, hàng hóa tồn đọng quá hạn làm thủ tục hải quan trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh là một trong những hành động cụ thể, quyết liệt trong thực hiện Nghị quyết 41/NQ-CP của Chính phủ về việc đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới.
Lãnh đạo Tổng cục Hải quan cho biết, qua nắm bắt tình hình, cơ quan Hải quan nhận định có một lượng lớn hàng hóa thuộc diện cấm nhập khẩu, nhập khẩu có điều kiện đã được đưa về khu vực cảng TP. Hồ Chí Minh.
Tổng cục Hải quan kịp thời báo cáo và nhận được sự chỉ đạo trực tiếp từ Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng- Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia, với quan điểm đấu tranh, xử lý một cách kiên quyết đối với số hàng hóa vi phạm này.
Đồng thời, thực hiện kế hoạch rà soát số lượng hàng tồn đọng tại các cảng biển TP. Hồ Chí Minh, lực lượng Hải quan đã chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra, xử lý một cách tổng thể nhằm xác định các lô hàng có hành vi vi phạm ở khu vực cảng TP. Hồ Chí Minh.
Quá trình xác minh, rà soát hơn 2.000 container, lực lượng Hải quan (gồm các đơn vị thuộc Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh, Cục Điều tra chống buôn lậu- Tổng cục Hải quan) đã khoanh vùng khoảng 200 container có dấu hiệu vi phạm cao và đưa vào diện trọng điểm để kiểm tra, khám xét. Lực lượng Hải quan tập trung nguồn lực triển khai kiểm tra số container trọng điểm này.
Cuối tháng 10 vừa qua, với sự vào cuộc tích cực của Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh, Cục Điều tra chống buôn lậu (TCHQ) và các đơn vị chức năng, toàn bộ số lượng container nghi vấn đã được kiểm tra và gần như toàn bộ các lô hàng này đều chứa hàng hóa vi phạm (hàng cấm nhập khẩu, hàng hóa nhập khẩu có điều kiện).
“Cất lưới”
Kế hoạch đấu tranh được xác lập, Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh và Cục Điều tra chống buôn lậu lập tức lên kế hoạch khám xét chi tiết và tập trung nhân lực, vật lực tổ chức thực hiện đồng bộ trên tất cả địa bàn trọng điểm ở khu vực cảng TP. Hồ Chí Minh.
Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh thành lập 2 Tổ kiểm tra, khám xét tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 và Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hiệp Phước. Từ ngày 12-10, các đơn vị chức năng thực hiện khám xét các contianer hàng có dấu hiệu vi phạm tại cảng Hiệp Phước và cảng Cát Lái (TP. Hồ Chí Minh).
Lô hàng đầu tiên bị khám xét là 5 container. Kết quả kiểm tra các container, cơ quan Hải quan phát hiện hàng hóa chứa trong container chủ yếu là hàng điện lạnh đã qua sử dụng như: Máy lạnh, tủ lạnh, máy giặt, nồi cơm điện… thuộc diện cấm nhập khẩu. Ngoài ra, trong container còn chứa một số loại hàng hóa như: đàn ghi ta, cần câu, xe đạp, quạt máy, máy cắt cỏ… đã qua sử dụng.
Tiếp đó, cơ quan Hải quan đồng loạt khám xét tại cảng Cát Lái và Hiệp Phước, trung bình mỗi ngày thực hiện mở kiểm tra gần 10 container. Với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Tổng cục Hải quan và Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh, đến cuối tháng 10, gần 200 container của 25 doanh nghiệp đã được khám xét.
Trên vận đơn, toàn bộ hàng hóa được khai báo là máy móc đã qua sử dụng. Thực tế chỉ có một số máy móc nông ngư cơ đã qua sử dụng để phía bên ngoài container, còn chủ yếu là thiết bị điện tử, điện lạnh, gia dụng đã qua sử dụng, mỹ phẩm… với trị giá ước tính khoảng 500 triệu đồng/container.
Có mặt trực tiếp quan sát quá trình khám xét tại hiện trường của lực lượng Hải quan, phóng viên Báo Hải quan ghi nhận hàng hóa được lèn chặt, chất đống trong từng container.
Quá trình khám xét, lực lượng Hải quan đã xác minh hoặc gửi công văn đề nghị xác minh đối với 25 doanh nghiệp nhận hàng tại các tỉnh, thành phố.
Đồng thời cử công chức trực tiếp tiến hành xác minh thông tin của 14 doanh nghiệp có số lượng container nhiều nhất và đang chờ kết quả phản hồi của chính quyền địa phương nơi doanh nghiệp đăng ký địa chỉ đăng ký kinh doanh để có biện pháp xử lý.
Trước mắt, đối với 8 doanh nghiệp trọng điểm có số lượng container tồn đọng nhiều nhất, Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh đang tập trung điều tra, xác minh làm rõ để có cơ sở xem xét xử lý theo quy định của pháp luật.
Mặc dù nhiều doanh nghiệp đứng tên nhận hàng trên vận đơn đã từ chối nhận hàng, tuy nhiên quan điểm của lãnh đạo Tổng cục Hải quan là sẽ tiếp tục mở rộng điều tra, xác minh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, trường hợp đến mức xử lý hình sự cơ quan Hải quan sẽ xem xét khởi tố vụ án.
Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan tiếp tục chỉ đạo Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh, Cục Điều tra chống buôn lậu và các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra với các container quá hạn làm thủ tục hải quan, container nghi chứa hàng cấm ở địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
Cùng việc ban hành nghị quyết số 03/2015 về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ, TAND tối cao đang hoàn tất các quy trình để sớm công bố tập án lệ đầu tiên.
Trong cuộc đấu tranh chống gian lận về thuế, nhận diện được các hành vi trốn thuế là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết, có như vậy mới có thể đề ra được những giải pháp hữu hiệu, nâng cao năng lực quản lý của ngành Thuế, nhất là trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Nhận diện một số hành vi trốn lậu thuế trong thực tiễn, bài viết đề xuất một số định hướng, qua đó góp phần phòng, chống hành vi trốn lậu thuế hiệu quả.
Nguyễn Thị Dậu (Hà Đông, Hà Nội) kinh doanh "tín dụng đen". Khi đã vay được số tiền 140 tỷ đồng, Dậu tuyên bố với các chủ nợ không còn khả năng chi trả
Chỉ trong một thời gian ngắn, hàng loạt đối tượng từng là “đại gia” của tỉnh Cà Mau đã bị cơ quan điều tra (CQĐT) của Bộ Công an và Công an tỉnh Cà Mau khởi tố, áp dụng các biện pháp ngăn chặn.
Trong 18 bị can bị truy tố thì có 14 bị can là “sếp” và cán bộ thuộc Agribank.
Đó là khẳng định của ông Phạm Hải Thắng, Giám đốc Công ty TNHH quốc tế Bình Sinh (Công ty Bình Sinh), đơn vị sản xuất ra sản phẩm FACORV về thông tin quảng bá và giá bán sản phẩm phân bón lá FACORV của Công ty CP kết nối sản xuất thương mại dịch vụ phân bón Rồng Vàng Đất Việt DC.
Cơ quan điều tra không đủ cơ sở để kết luận việc một số quan chức TP Vũng Tàu nhận hối lộ.
Chỉ núp bóng trên thế giới ảo và với chiêu trò chăn dắt chân dài một cách tinh vi, các tú ông, tú bà thời công nghệ đã dễ dàng kiếm bạc triệu mỗi ngày. Phóng viên đã tiếp cận với những cô gái mại dâm bị chăn chắt bởi những cách thức tinh vi này và kể cả những người từng là thành viên quản trị của các trang mạng mại dâm trá hình lẫn công khai, nhằm phần nào phản ánh một nghề tuy không cũ nhưng cách thức hoạt động mới... nghề kinh doanh mại dâm trên mạng Internet.
Đó là câu hỏi được nhiều bạn đọc đặt ra sau bài báo "Đòi nợ thuê như “xã hội đen”". Dưới đây là ý kiến các chuyên gia về vấn đề này.
Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) cho phép cá nhân được sử dụng bí danh, bút danh nhưng không được gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự