Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho rằng việc đưa ra một mức trần lãi suất là cần thiết để hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi, dù mức trần này được tính bằng 200% lãi suất cơ bản hay quy định cứng ở 20%.

Ôtô từ 4 chỗ trở lên, xe rơmóc, máy kéo phải trang bị bình bột, bộ dụng cụ phá dỡ chuyên dùng, đèn pin, khẩu trang lọc độc... trên xe đề phòng cháy nổ.
Bộ Công an vừa ban hành Thông tư 57, hướng dẫn trang bị phương tiện PCCC đối với ôtô từ 4 chỗ trở lên, rơmoóc hoặc sơmi rơmoóc chở khách được kéo bởi xe ôtô, máy kéo; xe vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ.
Thông tư quy định, phương tiện PCCC trang bị trên xe được bố trí tại nơi dễ thấy, dễ lấy để sử dụng khi chữa cháy nhưng không ảnh hưởng tới thao tác, tầm nhìn của người lái, an toàn của người đi trên xe.
Theo danh mục quy định, ôtô từ 4 chỗ trở lên phải được trang bị một bình bột loại dưới 4kg hoặc bình bọt loại dưới 5 lít hoặc bình nước với chất phụ gia chữa cháy dưới 5 lít, bình khí CO2 loại dưới 4kg.
Về chế tài xử lý chủ phương tiện không chấp hành quy định của Thông tư trên, trao đổi với VnExpress, lãnh đạo Phòng tuyên truyền Cục cảnh sát PCCC, Bộ Công an cho biết, việc xử lý sẽ căn cứ vào Nghị định 167/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng cháy chữa cháy...
Cụ thể, phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi như, trang bị phương tiện PCCC không đầy đủ hoặc không đồng bộ theo quy định, không trang bị phương tiện chữa cháy thông dụng cho phương tiện giao thông cơ giới theo quy định.
Thẩm quyền xử phạt sẽ thuộc về lực lượng cảnh sát giao thông, cảnh sát PCCC và chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, phường.
Thông tư này có hiệu lực từ 6/1/2016.
Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho rằng việc đưa ra một mức trần lãi suất là cần thiết để hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi, dù mức trần này được tính bằng 200% lãi suất cơ bản hay quy định cứng ở 20%.
Ý tưởng được đưa ra trong bối cảnh nhiều ý kiến cho rằng việc quản lý giao dịch trực tuyến bên ngoài lãnh thổ Việt Nam hiện còn bị bỏ ngỏ.
Hôm nay 16.9, TAND TP.Đà Nẵng chấp thuận một phần kháng cáo, bác kháng nghị, tuyên phạt Trần Ninh (57 tuổi, ngụ P.Hòa Khê, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng) 12 tháng tù về tội nhận hối lộ ở phiên phúc thẩm.
Người bán hàng đa cấp yêu cầu cá nhân muốn tham gia hệ thống phải nộp tiền đặt cọc hoặc bắt buộc mua lượng hàng nhất định sẽ bị phạt 3-5 triệu đồng.
Chiều 22-11, Công an TP.HCM cho biết vừa phối hợp cùng Công an Q.3 bắt giữ năm đối tượng nằm trong chuỗi mắt xích của đường dây lừa đảo xuyên quốc gia.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Tại cuộc họp mới đây bàn về Thương mại gỗ Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 2012-2014, thực trạng và giải pháp, ông Tô Xuân Phúc (đại diện tổ chức Forests Trend) cho hay ở Việt Nam đang tồn tại thực trạng các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ ván bóc khai giá xuất khẩu thấp hơn giá trị thực tế nhằm giảm hoặc trốn thuế.
Được bổ nhiệm là người đứng đầu doanh nghiệp Nhà nước, Nguyễn Hùng Linh đã lập ba công ty sân sau, cùng với nhóm nhân viên của mình kinh doanh gian đối, chiếm đoạt hàng chục tỉ đồng của doanh nghiệp.
Vào thời điểm bị Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45) Công an tỉnh Hà Nam ập vào bắt giữ, Dương Thị Lê (27 tuổi, trú tại xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh) - đối tượng cùng đồng bọn gây ra gần 30 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại 20 tỉnh, thành, bằng thủ đoạn đề nghị chuyển tiền, quà từ nước ngoài về Việt Nam - vẫn đang móc nối với các đối tượng người nước ngoài thực hiện hành vi phạm tội.
Chắc hẳn lãnh đạo Bộ GTVT không hề biết Công ty 573 (Công ty con của Cienco 5) đang “lừa tiền” khách hàng và chây ỳ không chịu thanh toán...
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự