Nhiều mặt hàng bên ngoài ghi chữ tiếng Anh, Pháp… nhưng lại nhập từ Trung Quốc đưa vào trong nước tiêu thụ. Tổng trọng lượng số hàng hóa là 150 tấn, ước tính giá trị hàng tỷ đồng.

Dù thành lập DN kinh doanh về dược phẩm, song Hường vẫn “lấn sân” sang nhiều lĩnh vực khác. Nhưng điều đặc biệt nhất, là nữ giám đốc này đã huy động vốn, vay mượn gần 13 tỷ đồng của nhiều người thân quen, rồi sau đó bỏ trốn và “xù nợ”.
Bị đưa ra tòa xét xử về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, Nguyễn Thị Thu Hường (SN 1975, trú ở ngõ 3, phố Ngọc Khánh, phường Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội) khai, cuối năm 2010, đối tượng thành lập CTCP Đầu tư thương mại dược phẩm Sông Hồng (gọi tắt là Công ty Dược Sông Hồng).
Quá trình kinh doanh dược phẩm cùng thiết bị y tế, Hường thấy mặt hàng xăng dầu sinh lời cao và thị trường bất động sản rất sôi động nên nhanh chóng lấn sang những lĩnh vực này. Tuy nhiên, thời điểm đó do thiếu vốn nên Hường đã phải hỏi vay mượn tiền, vàng của nhiều người thân quen.
Cụ thể, Hường vốn quen biết bà Lã Thị Bàn (SN 1962, trú ở quận Ba Đình) từ năm 2008 do cùng làm ăn với nhau. Cuối năm 2011, lấy lý do cần thêm vốn kinh doanh, Hường nhiều lần hỏi vay của bà Bàn tổng cộng gần 5,3 tỷ đồng. Khi ấy, Hường chấp thuận trả lãi cho chủ nợ từ 2% - 3,5%/tháng. Thực tế, từ ngày 12/10 đến 4/12/2011, bà Bàn đã 4 lần cho Hường vay số tiền nêu trên.
Ngay trong ngày cuối cùng cho Hường vay tiền, bà Bàn cũng đã khấu trừ luôn 200 triệu đồng tiền lãi phát sinh. Thế nhưng cũng kể từ thời điểm đó cho tới khi “con nợ” bị bắt giữ theo lệnh truy nã (ngày 6/9/2013) trong một vụ án khác, bà Bàn không thể liên lạc được với Hường. Tương tự như bà Bàn, chị Lê Thị Hà (SN 1983, trú ở phường Giảng Võ, quận Ba Đình) - nhân viên một ngân hàng trên địa bàn Hà Nội cũng bị Hường chiếm đoạt gần 2,4 tỷ đồng.
Được biết, Hường thường xuyên đến ngân hàng, nơi bị hại làm việc để vay vốn kinh doanh. Sau khi trở nên thân thiết, cuối năm 2011, trong một lần tâm sự, nữ cán bộ ngân hàng được Hường chia sẻ, thị đang có ý định nhảy sang kinh doanh xăng dầu và bất động sản, nhưng bị kẹt vốn. Sẵn có khoản tiền nhàn rỗi và ít vàng dự trữ nên chị Hà không ngần ngại cho Hường vay với tiền lãi thu về hàng tháng là từ 2% - 3,5%, tùy từng thời điểm giao dịch.
Theo đó, từ ngày 13/10/2011 đến 18/2/2012, chị Hà đã cho Hường vay tổng cộng gần 2 tỷ đồng và 10,5 cây vàng. Nhưng rồi cũng như các bị hại khác trong vụ án, chị Hà chỉ nhận được duy nhất một lần tiền lãi là 120 triệu đồng từ Hường… Cùng thời điểm năm 2011, Hường còn hàng chục lần vay của 2 phụ nữ khác tổng cộng hơn 5,2 tỷ đồng, nhưng sau đó bỏ trốn, không trả.
Tại phiên tòa mở ngày 29/12/2015, Nguyễn Thị Thu Hường thành khẩn khai nhận hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của 4 bị hại, theo đúng nội dung truy tố. Tuy vậy, bị cáo cho rằng không có ý định chiếm đoạt tài sản của các bị hại mà là do mất khả năng thanh toán nên mới phải “tạm” lánh mặt tại nơi cư trú.
Trước tòa, Hường còn khai nhận, thị cũng đang là bị cáo ở một vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản khác. Xét thấy hành vi của bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng nên sau 1 ngày xét xử, TAND TP. Hà Nội đã quyết định tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Thu Hường 20 năm tù giam, theo đúng tội danh bị truy tố. Ngoài ra, Tòa án Hà Nội cũng buộc bị cáo phải hoàn trả lại cho các bị hại toàn bộ số tiền còn chiếm đoạt.
Nhiều mặt hàng bên ngoài ghi chữ tiếng Anh, Pháp… nhưng lại nhập từ Trung Quốc đưa vào trong nước tiêu thụ. Tổng trọng lượng số hàng hóa là 150 tấn, ước tính giá trị hàng tỷ đồng.
Đã thành quy luật, cứ vào giữa tháng 10 âm lịch đến Tết Nguyên đán, tình hình buôn lậu ở hầu hết các cửa khẩu biên giới tỉnh Lạng Sơn đều trở nên sôi động, phức tạp. Bọn buôn lậu đã nghĩ ra nhiều cách tinh vi để qua mặt cơ quan chức năng, đưa hàng vào trong nước tiêu thụ kiếm lời.
Năm 2012, khi cưỡng chế, cơ quan chức năng phát hiện khách sạn Long Thành chỉ được phép xây dựng 7 tầng nhưng thực tế có 10 tầng.
Những thông tin ban đầu cho thấy nghi can chủ mưu trong vụ này chính là một hoặc một nhóm người Việt ở Australia.
Chiều nay, HĐXX tuyên Phạm Thanh Tân (61 tuổi, cựu Tổng giám đốc Agribank) 22 năm tù. 17 bị cáo còn lại liên quan đến "đại án nghìn tỷ" phải lĩnh từ 2- 30 năm tù.
Trong gần 3 năm, nhóm của Tú đã thu lợi bất chính hơn 61 tỷ đồng từ mua bán thông tin thẻ tín dụng bị trộm từ nhiều quốc gia.
mua bán thông tin thẻ tín dụngBuôn thông tin thẻ tín dụng quốc tế
Đó là những quy định pháp luật tiến bộ, được Quốc hội thông qua năm 2015 do bạn đọc báo Pháp Luật TP.HCM bình chọn.
Ngày 29/12, TAND TP.HCM xử sơ thẩm đã tuyên phạt Nguyễn Thị Mỹ Chi 12 năm sáu tháng tù về hai tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Theo bà Lê Thị Bình Minh - Phó giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM, Luật hộ tịch mới với nhiều thay đổi quan trọng trong các thủ tục khai sinh, kết hôn... sẽ bắt đầu có hiệu lực từ 1-1-2016.
Nguyên cán bộ công an làm việc tại Phòng quản lý xuất nhập cảnh công an TP.HCM đóng dấu khống xuất nhập cảnh của các Việt kiều, tiếp tay buôn lậu ôtô sang, thu lợi bất chính 360.000 USD.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự