Cứ vào nửa đêm, ngân hàng không còn làm việc, tiền trong tài khoản của một số người lại không cánh mà bay dù thẻ ATM của bạn vẫn yên vị trong ví. Thủ phạm không phải ma mà là tội phạm.

Nguyên phó chánh thanh tra giao thông Cần Thơ Dương Minh Tâm khai chi 370 triệu đồng để chạy chức này. Đội trưởng thanh tra giao thông quận Ninh Kiều cũng khai chi 350 triệu đồng để được bổ nhiệm.
Bị cáo Dương Minh Tâm - nguyên phó chánh thanh tra giao thông Sở Giao thông vận tải TP Cần Thơ - khai trước tòa đã chi 370 triệu đồng trong số tiền nhận hối lộ để chạy chức
Phiên tòa xét xử 7 thanh tra giao thông TP Cần Thơ nhận hối lộ của của TAND TP Cần Thơ sáng 22-6 đã nóng lên khi bị cáo Dương Minh Tâm(nguyên phó chánh thanh tra giao thông TP Cần Thơ) khai trong số tiền nhận hối lộ từ các tổ chức, cá nhân, Tâm có dùng 370 triệu đồng để "chi" cho việc mình được bổ nhiệm lên chức.
Lấy tiền bảo kê xe để chạy chức
Trước đó, thẩm phán Nguyễn Văn Trinh - chủ tọa phiên tòa cũng cho rằng so với các bị cáo khác tại phiên tòa thì Tâm là người trẻ nhất nhưng có bước thăng tiến nhanh hơn các bị cáo khác.
Chủ tọa cũng cho biết có nghe thông tin bên ngoài là trước đây Tâm tuyên bố mình sẽ là phó chánh thanh tra giao thông thì sau đó đúng là lên làm chức này.
“Các bị cáo đánh đổi bằng gì? Có một số bị cáo khai là để lo cho chức, quyền của mình, lo cho vị trí làm việc của mình. Còn gì nữa? Tất nhiên là có tiêu xài cá nhân. Trong tay các bị cáo có nhiều điện thoại đắt tiền, có người có biển số xe rất đẹp, số tứ quý.
Các bị cáo sử dụng số tiền này vào ăn nhậu, mua sắm, còn gì khác thì quá trình từ bây giờ tới vào lúc hội đồng xét xử vào nghị án, các bị cáo còn cơ hội khai trung thực”, chủ tọa nói với các bị cáo.
Chính vì vậy khi trả lời thẩm vấn, bị cáo Dương Minh Tâm đã thừa nhận dùng 370 triệu để "chạy chức" như trên.
Khi được hỏi đã chi cho ai, Tâm nói đã chi cho ông T.V.P. - chánh thanh tra giao thông Sở Giao thông vận tải TP Cần Thơ. Việc chi này là để giúp Tâm trong việc luân chuyển và lên chức.
Các bị cáo nguyên là cán bộ TTGT cúi mặt nghe chủ tọa phiên tòa phân tích về hành vi của mình - Ảnh: Chí Quốc
Tương tự, tại phiên tòa, Võ Hoàng Anh (nguyên đội trưởng Đội thanh tra giao thông quận Ninh Kiều) cũng cho biết bị cáo đã đưa 350 triệu đồng cho ông P. trong thời điểm ông P. còn giữ chức phó chánh thanh tra giao thông rồi chánh thanh tra giao thông Sở Giao thông vận tải TP Cần Thơ.
Việc đưa tiền này, theo Hoàng Anh là không có chứng cứ. Hoàng Anh nói chỉ đến nhà ông P. đưa trực tiếp cho ông bằng tiền mặt và mục đích của việc này là vì “cấp trên có hứa nâng đỡ cho bị cáo có vị trí tốt hơn”.
Tòa cho rằng trong vụ án này còn phải làm rõ thêm nhiều vấn đề như việc đưa hối lộ cho người có chức vụ, quyền hạn - Ảnh: Chí Quốc
Nhiều vụ việc chưa được làm rõ
Cũng tại phiên xét xử, chủ tọa nói trong vụ án này còn chi tiết mà cơ quan điều tra chưa làm rõ là trường hợp ông Nguyễn Văn Hoàng - một doanh nghiệp có hàng chục xe tải, xe đầu kéo cho Đội thanh tra giao thông quận Ninh Kiều thuê nhưng không lấy tiền cho thuê.
Sau đó, các bị cáo đã lập hợp đồng thuê nhà khống rồi thanh toán lại với cơ quan.
Chủ tọa cho rằng trong phạm vi vụ án này, tòa chưa yêu cầu điều tra thêm vì hiện chỉ truy tố tội “nhận hối lộ”, chưa truy tối tội “đưa hối lộ” mà tội này không chỉ xuất phát từ phía người có phương tiện vận tải mà ở ngay cả ở chính các bị cáo tại tòa.
Ngay cả hành vi nhận hối lộ cũng chưa đầy đủ, cần phải làm rõ thêm như vấn đề căn nhà mà ông Nguyễn Văn Hoàng cho thuê bởi theo chủ tọa, việc này “không phải là cho không mà vì lợi ích, vì ông Hoàng có trong tay hàng chục xe tải” và bên cạnh đó còn chuyện đưa hối lộ cho người có quyền hạn, chức vụ.
Phiên tòa vẫn đang tiếp tục.
CHÍ QUỐC - LÊ DÂN
Theo Tuoitre.vn
Cứ vào nửa đêm, ngân hàng không còn làm việc, tiền trong tài khoản của một số người lại không cánh mà bay dù thẻ ATM của bạn vẫn yên vị trong ví. Thủ phạm không phải ma mà là tội phạm.
Những sai phạm do cố ý làm trái quy định của Nhà nước, buông lỏng quản lý của ông Vũ Đình Duy, nguyên TGĐ Công ty Cổ phần Hóa dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVTex), người vừa bị Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an ra Quyết định truy nã đặc biệt toàn quốc, đã khiến dự án đầu tư tới 7.000 tỷ đồng phải đắp chiếu nhiều năm liền.
Nguyên tắc đối với tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam, tăng lương công chức, viên chức... là những chính sách có hiệu lực từ tháng 7.
Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Basico bày tỏ "không thể hiểu nổi" Bộ Giao thông và Vận tải cấm dịch vụ đi xe chung dựa trên cơ sở nào.
Minh hướng dẫn nhân viên nhà hàng NightFall (quận 1, TP HCM) nhiều lần cà thẻ tín dụng của du khách Australia khi thanh toán bữa tối.
Khai trước tòa, đại diện các doanh nghiệp từng bị nhóm thanh tra giao thông Cần Thơ “hành”, buộc phải chung chi đều thừa nhận những gì thể hiện trong bản cáo trạng là đúng.
Hoạt động buôn lậu liên quan đến nhiều lĩnh vực từ hải quan, biên phòng đến công an, quản lý thị trường… Do đó, nếu các lực lượng này không liên kết lại mà phân tán lực lượng thì việc chống buôn lậu chỉ như “bắt cóc bỏ đĩa”.
Những “lỗ hổng” trong chính sách, quy định của luật, nghị định không rõ ràng đã vô tình tạo điều kiện cho các đối tượng buôn lậu lách luật.
Những tháng đầu năm 2017, tình hình buôn lậu tại các tỉnh biên giới diễn biến phức tạp. Mặc dù Ban chỉ đạo Quốc gia về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) đã rất quyết liệt thực hiện nhiều giải pháp song tình hình buôn lậu không những không giảm mà còn có dấu hiệu tăng trở lại. Đó thực sự là điều rất đáng lo ngại.
Cảnh sát Nhật hôm qua bắt giữ ba người đàn ông Việt Nam nghi ngờ liên quan tới hàng loạt vụ trộm cắp tài sản có giá trị hơn 2 triệu USD.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự