Với những lời đồn đại về công dụng như “khỏe ra” hoặc được coi là một thứ “Viagra”, quả cây thuốc phiện có khi được đẩy giá lên tới tiền triệu cho 100 gam.

Ông chủ Ngân hàng xây dựng Phạm Công Danh gây thiệt hại cho chính ngân hàng mình trên 9 ngàn tỷ đồng.
Cơ quan điều tra cho rằng VNBC chịu thiệt hại trên 9 ngàn tỷ đồng và nguyên Chủ tịch HĐQT Phạm Công Danh phải chịu trách nhiệm toàn bộ số tiền thất thoát này.
Ngày 1/12, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tống đạt Kết luận điều tra vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”,”Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” tại Ngân hàng xây dựng, với các bị can trong vụ án, đồng thời Cơ quan điều tra cũng chuyển VKSND tối cao để truy cứu ra tòa án trong thời gian tới đây.
Theo Kết luận điều tra, Ngân hàng xây dựng (VNCB) được Ngân hàng nhà nước chấp thuận chủ trương Phương án tái cơ cấu ngày 6/9/2012. Phạm Công Danh đã nắm quyền kiểm soát, chi phối VNCB và đã chỉ đạo HĐQT, Ban điều hành và Ban kiểm soát VNCB, cấp dưới thuộc Tập đoàn Thiên Thanh và VNCB thực hiện lập các hồ sơ khống để rút tiền, vay tiền của VNCB nhằm trả các khoản nợ, trả lãi ngoài và chi tiêu cá nhân.
Ngoài Công ty Tập đoàn Thiên Thanh, Phạm Công Danh còn lập 29 doanh nghiệp khác và nhờ người thân, quen của Danh đứng tên làm giám đốc, đứng tên sở hữa cổ phần của VNCB. Phạm Công Danh quản lý toàn bộ con dấu, Giấy chứng nhận cổ phần của VNCB.
Kết quả điều tra xác định Phạm Công Danh là “ông chủ” duy nhất và có quyền quyết định tại VNCB và các doanh nghiệp liên quan. Qua bàn tay lèo lái của Phạm Công Danh, VNCB đã thiệt hại trên 9 ngàn tỷ đồng.
Truy tố 5 bị can tội “Cố ý làm trái…” gây thiệt hại 7 ngàn tỷ đồng
Ở tội danh này, theo Cơ quan điều tra, ngoài Phạm Công Danh thì còn có 4 bị can khác là Phan Thành Mai, Mai Hữu Khương, Nguyễn Quốc Viễn và Nguyễn Thị Kim Vân.
Các bị can đã lập hồ sơ khống nâng cấp hệ thống Corebanking gây thiệt hại cho VNCB 62 tỷ đồng; Lập hồ sơ khống thuê trụ sở 268 Tô Hiến Thành, phường 15, quận 10 gây thiệt hại 182 tỷ đồng; Thuê trụ sở ở đường Sư Vạn Hạnh gây thiệt hại 400 tỷ đồng; Phạm Công Danh cùng các bị can còn gây thiệt hại khi rút 5 ngàn tỷ đồng nhưng không được sự đồng ý của chủ tài khoản và không có chữ ký của chủ tài khoản; Rút 300 tỷ đồng không có hồ sơ vay; Rút 903 tỷ đồng dưới hình thức ủy thác đầu tư mua trái phiếu.
Theo Cơ quan điều tra,Phạm Công Danh và các bị can đã gây thất thoát cho VNCB từ hành vi “Cố ý làm trái…” là 7 ngàn tỷ đồng.
33 bị can tội “Vi phạm về cho vay…” gây thiệt hại 2 ngàn tỷ đồng
Liên quan tới tội danh này, Phạm Công Danh và các đồng phạm đã cho 14 công ty vay 14 ngàn tỷ đồng. Đáng lưu ý là tài sản đảm bảo được nâng khống về giá trị.
Cơ quan điều tra cũng xác định một số khoản vay của các công ty khác nhau, nhưng lại có chung tài sản thế chấp. Số tiền thiệt hại với tội danh này là 2 ngàn tỷ đồng.
4 bị can bị truy tố tội danh “Thiếu trách nhiệm…”
Đó là Hà Tấn Phước, Lê Văn Thanh, Phạm Thế Tuân và Ngô Văn Thanh. Theo cơ quan điều tra, 4 bị can này là thành viên Tổ giám sát của Ngân hàng Nhà nước đặt tại VNCB, để xảy ra việc Phạm Công Danh và các đồng phạm rút số tiền gần 19 ngàn tỷ đồng, ngoài trách nhiệm của Tổ giám sát, còn của các cơ quan liên quan.
Nguyên chủ tịch HĐQT VNCB Phạm Công Danh từng có tiền án 6 năm tù
Theo Cơ quan điều tra, Phạm Công Danh là bị can chính, chủ mưu phạm tội “Cố ý làm trái…” và “Vi phạm quy định cho vay…”. Tuy nhiên trong quá trình điều tra, Phạm Công Danh có thái độ khai báo không thành khẩn, đối phó với Cơ quan điều tra. Phạm Công Danh phải chịu trách nhiệm toàn bộ số tiền trên 9 ngàn tỷ đồng mà VNCB bị thiệt hại.
Đáng lưu ý là Cơ quan điều tra cũng phát hiện Phạm Công Danh trước khi làm Chủ tịch VNCB, Danh cũng có tiền án là 6 năm tù với tội danh “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản XHCN”…
Về tội “Cố ý làm trái…” và “Vi phạm quy định…” có 7 bị can là Phạm Công Danh; Phan Thành Mai (nguyên tổng giám đốc VNCB); Mai Hữu Khương (nguyên giám đốc VNCB Chi nhánh Sài Gòn); Hoàng Đình Quyết (nguyên giám đốc VNCB Chi nhánh Lam Giang); Nguyễn Quốc Viễn (nguyên trưởng Ban kiểm soát VNCB); Phan Minh Tùng (nguyên phụ trách Tổ tài chính Tập đoàn Thiên Thanh) và Bạch Quốc Hảo (nguyên phó giám đốc công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của VNCB).
4 bị can bị truy tố tội danh “Cố ý làm trái…” là Phạm Văn Thép (nguyên giám đốc công ty An Phát); Trần Văn Bình (nguyên tổng giám đốc công ty Trung Dung); Nguyễn Thị Kim Vân (nguyên giám đốc công ty Hương Việt) và Lê Công Thảo (nguyên giám đốc Trung tâm CNTT VNCB).
25 bị can bị truy tố tội Vi phạm quy định về cho vay…” gồm Lê Khắc Thái (nguyên phó giám đốc VNCB Chi nhánh Sài Gòn); Hoàng Việt Thắng (nguyên phó giám đốc VNCB Chi nhánh Lam Giang) và các bị can nguyên là cán bộ của 2 chi nhánh VNCB Sài Gòn, Lam Giang cùng giám đốc các công ty do Phạm Công Danh lập ra.
Với những lời đồn đại về công dụng như “khỏe ra” hoặc được coi là một thứ “Viagra”, quả cây thuốc phiện có khi được đẩy giá lên tới tiền triệu cho 100 gam.
Ngày 04/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an có thông báo chính thức về kết quả điều tra vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm.
Sau khi lừa đảo bán 58 kg bột vàng cám giả, chiếm đoạt 10 tỷ đồng, hai đối tượng đang trốn sang Campuchia thì bị Công an tỉnh Tây Ninh bắt giữ.... Cảnh giác thủ đoạn lừa đảo bán bột vàng giả/ Mất trắng 10 tỷ đồng khi mua phải 58kg vàng giả
80% các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi được thanh tra và phát hiện có sử dụng chất cấm hoặc thừa nhận đã từng sử dụng một loại chất cấm.
Chiều 3-12, tin từ Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai xác nhận đang truy tìm 3 người nước ngoài tham gia một vụ lừa đảo hơn 10 tỉ đồng tại một tiệm vàng ở trên địa bàn TP.Biên Hòa.
Anh Nguyễn Tấn Thạnh, chủ thẻ ATM của Ngân hàng (NH) Đông Á, vừa khiếu nại NH vì bị rút trộm 29 triệu đồng vào ngày 29-10 trong khi anh vẫn đang giữ thẻ trong bóp.
Việc các ngân hàng “chạy đua” về số lượng để giành thị phần khiến việc sở hữu một chiếc thẻ ATM giờ dễ dàng hơn trở bàn tay. Người có nhu cầu chỉ cần một chiếc CMND phô tô, cộng thêm một khoản phí là có thể nắm trong tay một tài khoản ngân hàng.
Ngày 9-9, Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM cho biết vừa thu giữ một loạt sản phẩm gồm các loại sâm cắt lát, thực phẩm chức năng chiết xuất từ sâm, sâm viên, kẹo sâm bày bán trên thị trường.
Tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá 13, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Bộ luật Dân sự sửa đổi, trong đó có Điều 468 quy định về lãi suất cho vay trên thị trường. Mặc dù áp cứng một mức trần lãi suất không quá 20%/năm của khoản tiền vay nhưng Bộ Luật Dân sự đã để ngỏ một “lối đi” riêng cho các TCTD được phép thỏa thuận theo cơ chế thị trường.
Liên quan vụ vỡ đường ống nước sông Đà, cùng với đề nghị truy tố 9 bị can trong vụ án, CQĐT cho biết sẽ tiếp tục điều tra làm rõ trách nhiệm của ông Phí Thái Bình (cựu Chủ tịch HĐQT Tổng Cty Vinaconex) cùng một số cán bộ lãnh đạo Tổng Cty này.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự