tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Luật sư: "Nếu được xem xét rõ ràng thì Đại án 9 nghìn tỷ không phải 9 nghìn tỷ"

  • Cập nhật : 19/08/2016

(Phap luat)

Không có nguyên đơn kiện đòi đền bù thiệt hại thì đòi tiền trả cho ai?

  • 10:3517/08/2016

    Luật sư Phạm Trung (bào chữa cho Phạm Công Danh) tranh tụng. 

    Ngay từ đầu bản tranh tụng, Luật sư Trung đặt câu hỏi: Liệu đây có phải là vụ án gây thiệt hại 9 nghìn tỷ đồng hay không? 

    Khi ông Danh mò mẫm tìm hiểu Đại Tín thì tình hình thua lỗ của Đại Tín đã rất lớn. Trong tình trạng đó đáng lẽ mua lại 0 đồng được rồi nhưng Phạm Công Danh đã chấp nhận bỏ ra 4.700 tỷ đồng để mua Đại Tín và đã chuyển 3.600 tỷ đồng. Sau này Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã mua lại VNCB 0 đồng. Chỉ sau 1 năm mua lại, Ngân hàng xây dựng được công nhận là ngân hàng thương mại có đầy đủ nghiệp vụ và có sức khỏe. Nếu như Ngân hàng Nhà nước Việt Nam làm điều này sớm hơn thì những sự việc này đã không xảy ra.

    Luật sư Trung cho rằng các công ty vay vốn đều có pháp nhân độc lập, không thể quy kết là ông Danh vi phạm cho vay được. 

    Luật sư Trung cũng nói rất nhiều về việc định giá tài sản. Ông Trung cho biết quá trình đền bù dự án cũng như quá trình cứu Đại Tín, cần rất nhiều tiền ngoài. Cả ngàn tỷ được ông Danh đổ vào để đền bù cho dự án. Bị cáo Danh cũng đã từng có ý kiến là không đồng ý với cả 2 bản định giá. Rất tiếc là vụ án có thời hạn nên ông Danh không có cơ hội để minh chứng cho điều này.

    Luật sư Trung cũng có cùng ý kiến với Luật sư Phan Trung Hoài về việc chưa rõ bên nào là bên bị hại. Ngân hàng CB là đơn vị tiếp quản toàn bộ quyền, nghĩa vụ của VNCB nhưng cũng đã có ý kiến cho rằng chưa đủ căn cứ xác định thiệt hại. Không có nguyên đơn kiện đòi đền bù thiệt hại thì đòi tiền trả cho ai?

    Luật sư Trung cho rằng chưa đủ cơ sở để kết luận việc ông Danh gây thất thoát 5.190 tỷ đồng. Luật sư Trung đề nghị Hội đồng xét xử tách vụ án liên quan 5.190 tỷ đồng này xét xử cùng vụ án nhóm bà Bích đang kiện VNCB lên tòa án nhân dân quận 3. 

    Theo luật sư Trung, nguyên nhân không phải từ ông Danh mà mọi hậu quả thì ông Danh gánh chịu hết, ông Danh phải trả giá bằng cả cuộc đời nếu theo đề xuất của Viện kiểm sát là 30 năm tù và toàn bộ tài sản. Sai phạm trong kinh doanh thì họ phải trả giá bằng tài sản, Phạm Công Danh trả giá bằng toàn bộ tài sản đã là quá đủ.

  • Ngân hàng xây dựng có thiệt hại không mà không phải là nguyên đơn lên kiện ông Danh?
  • 10:0917/08/2016

    Một điểm nữa mà Luật sư Phan Trung Hoài nhấn mạnh là: Ngân hàng xây dựng không hề đệ đơn lên kiện ông Danh. Ngân hàng xây dựng có thiệt hại không mà không phải là nguyên đơn lên kiện ông Danh? Ông Danh không chối bỏ trách nhiệm khoản 5.190 tỷ vay cá nhân nhóm bà Bích nhưng nhóm bà Bích đến bây giờ cũng không thừa nhận mối quan hệ này. 

    Luật sư Hoài cũng tranh tụng, cho rằng khoản tiền 3.600 tỷ chuyển cho nhóm bà Phấn phải xem xét cho ông Phạm Công Danh vì đất Nhà Bè ông cũng chưa lấy được. 

    Ông Hoài cho rằng chưa có cơ sở kết luận tội của ông Danh đối với khoản tiền liên quan chỗ bà Bích. Chưa thể coi nó là thiệt hại. Còn khoản 3.600 tỷ đã trả nhóm bà Phấn, nếu được xem xét rõ ràng thì việc gọi tên Đại án 9 nghìn tỷ có lẽ không phải 9 nghìn tỷ. 

    Luật sư dừng phần bào chữa tại đây và gửi bản trình bày bào chữa dài 42 trang đến Hội đồng xét xử và Viện kiểm sát nhân dân TP.HCM.

  • Luật sư: Nếu 3 hợp đồng tiền gửi không có thật thì 5.190 tỷ đồng trong tài khoản cũng không có thật
  • 09:3217/08/2016

    Luật sư Phan Trung Hoài cho rằng, việc các cá nhân nhóm bà Bích gửi tiền gửi tiết kiệm tại VNCB có nguồn gốc từ mượn tiền không lãi suất của ông Trần Qúy Thanh cũng cho thấy mối quan hệ nhóm bà Bích cho ông Danh vay tiền. Dù không có chữ ký nhưng tất cả những điều này cho thấy có sự đồng thuận trong việc vay, mượn của 2 bên.

    Đó là chưa kể trong suốt mấy tháng trời từ tháng 8 năm 2013 đến 2014 thì bà Bích không có ý kiến gì về các khoản tiền không có trong tài khoản. Đây cũng là câu hỏi chưa có câu trả lời. 

    Sổ giao nhận giấy tờ cũng đã được VNCB gửi cho cơ quan điều tra. Chứng cứ này cũng chưa được làm rõ. Dù không có chữ ký nhưng nhóm bà Bích đã nhận được các giấy tờ này.

    Nếu 3 hợp đồng tiền gửi không có thật thì 5.190 tỷ đồng trong tài khoản cũng không có thật. 3 hợp đồng này có giá trị quan trọng để làm rõ sự thật khách quan của vụ án. Luật sư Hoài đề nghị làm rõ 3 hợp đồng tiền gửi này. Lời khai của Hoàng Đình Quyết cho thấy mỗi lần ông Danh vay của bà Bích thì nhóm bà Bích đều yêu cầu làm hợp đồng tiền gửi để ràng buộc trách nhiệm của ngân hàng.

  • Nguồn gốc tiền 5.190 tỷ dễ chứng minh nhưng sao chưa làm rõ?
  • 09:2417/08/2016

    Sáng nay 17/8, Phiên tòa xét xử Phạm Công Danh và đồng phạm tiếp tục diễn ra với phần tranh tụng.

    Hôm qua, Viện kiểm sát đã đọc phần luận tội và đưa ra những mức án đề nghị Hội đồng xét xử xem xét.

    Luật sư Phan Trung Hoài bào chữa cho bị cáo Phạm Công Danh tiếp tục bài bào chữa phiên sáng nay. 

    Hôm qua, luật sư Hoài đã nhấn mạnh về bối cảnh gây ra hành vi phạm tội và đường đi của dòng tiền. Hôm nay, Luật sư tiếp tục nói về dòng tiền liên quan nhóm Trần Ngọc Bích.

    Theo Luật sư Hoài thì tiền không được chuyển ra ngoài, giao dịch thông qua hệ thống smartbank. Luật sư Hoài cho rằng những chứng cứ cho thấy bà Bích và ông Danh có mối quan hệ vay mượn. Tiền được dùng để ông Trần Qúy Thanh tất toán nợ.

    Luật sư Hoài cũng nói rằng cơ sở nào để bảo ông Danh phải chi lãi suất ngoài trong quan hệ vay mượn này cũng cần phải làm rõ. Cách tính lãi, phương thức tính lãi…đều đã được làm rất rõ. Bà Trần Thu Hương là nhân viên tài chính Tập đoàn Thiên Thanh cũng đã đưa ra rất rõ những khoản tiền ông Danh phải trả cho bà Bích…

    Luật sư Hoài cũng làm rõ vấn đề tiền lãi ngoài mà ông Danh phải trả. Luật sư nhắc lại những chứng từ gốc đã nộp cho cơ quan điều tra với những con số khớp đến từng con số lẻ. Việc bản fax gửi từ Tân Hiệp Phát gửi về VNCB hiện Viện kiểm sát cũng chưa làm rõ vấn đề này. 

    Tại phiên tòa, các nhân viên nhóm Trần Ngọc Bích đã khai có nhận tiền còn tiền gì không biết với tổng cộng 39 lần nhận. Mặc dù chứng từ đã có, cơ quan điều tra cũng đã thu thập tại Tập đoàn Thiên Thanh nhưng cuối cùng cũng không làm rõ tiền đó là tiền gì dù các nhân viên Tập đoàn Thiên Thanh đã khai. Điều này, theo suy nghĩ của luật sư, là hết sức vô lý.

    Luật sư Hoài cũng cho rằng đầu năm 2012 khoản tiền gửi của bà Bích chỉ hơn 1.200 tỷ đồng nhưng đến 2014 đã tăng lên thành 5.190 tỷ đồng. Theo lời khai của Hoàng Đình Quyết thì khoản tiền này là gốc cộng lãi cộng thêm một số khoản tiền chuyển về để cho vay. Tiền này dễ chứng minh nguồn gốc nhưng chưa làm rõ được. Tại sao không có chữ ký mà lại chuyển từ bà Bích sang ông Danh rồi lại sang ông Thanh tất toán nợ? giải thích được câu hỏi này thì mọi thứ sẽ sáng tỏ mối quan hệ giữa ông Danh và bà Bích.

    3 hợp đồng tiền gửi mà nhóm bà Bích không tồn tại trên hệ thống VNCB vì đây là biện pháp của nhóm bà Bích ràng buộc trách nhiệm.

(Theo CafeF)

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục