Hai nhóm cho vay nặng lãi do một “ông trùm” điều hành, lập các trang web quảng cáo, cho vay với lãi suất “cắt cổ”.

Được quảng cáo là có sở hữu nước ngoài nhưng thực tế thì Modern Tech - công ty được cho là đại diện hợp pháp của dự án iFan - có vốn góp 100% của người Việt.
Modern Tech được cho là đã lợi dụng hình ảnh của những ca sĩ nổi tiếng để tạo lòng tin với nhà đầu tư
Đến nay, Modern Tech bị tố đã lừa đảo hơn 15.000 tỷ đồng từ hơn 32.000 nhà đầu tư.
Đăng ký kinh doanh chính là thiết kế website
Modern Tech, tên đầy đủ là Công ty cổ phần Modern Tech, được cấp giấy phép kinh doanh từ ngày 30/10/2017. Công ty có trụ sở chính tại tòa nhà Vietcomreal, số 68 Nguyễn Huệ, quận 1, TP.HCM. Tuy nhiên, theo bảo vệ toà nhà, Modern Tech vốn chỉ thuê địa điểm này để đăng ký giấy phép kinh doanh, ít khi có người lui tới làm việc.
Đăng ký kinh doanh chính của công ty là thiết kế chuyên dụng, cụ thể là website. Bên cạnh đó, Modern Tech còn đăng ký 10 ngành nghề khác bao gồm lập trình máy tính, xuất bản phần mềm, sửa chữa máy tính và thiết bị ngoại vi, đại lý, môi giới đấu giá và các dịch vụ khác.
Đáng chú ý, công ty có đăng ký hoạt động hỗ trợ dịch vụ tài chính và tư vấn quản lý song đều trừ phần tư vấn tài chính, kế toán và pháp lý.
Không có sở hữu từ Ấn Độ, Singapore
Modern Tech có vốn điều lệ là 100 tỷ đồng. Các cổ đông của công ty đều là người Việt Nam bao gồm ông Vũ Hữu Lợi (15%), ông Hồ Xuân Văn (13%) và một nhóm cổ đông gồm 6 người, mỗi người nắm giữ 12%.
Đặc biệt, một trong những cổ đông lớn của Modern Tech là ông Lương Huỳnh Quốc Huy (nắm 12% cổ phần) vốn là thành viên của Công ty đa cấp Unicity và có giấy chứng nhận bán hàng đa cấp.
Như vậy, nếu xét theo cơ cấu cổ đông, Modern Tech là một công ty hoàn toàn thuần Việt, không hề ghi nhận bất kỳ sự sở hữu nước ngoài nào. Điều này khá mâu thuẫn với những lời quảng cáo “có cánh” của công ty với nhà đầu tư, rằng họ là đại diện hợp pháp của hai đồng iFan và Pincoin tại Việt Nam, được ủy quyền bởi công ty nước ngoài tại Singapore và Ấn Độ.
Cụ thể theo quảng cáo trên trang ifan.io, đồng iFan được giới thiệu là một dự án tiền kỹ thuật số được thành lập tại Singapore nhằm thanh toán các dịch vụ giữa người nổi tiếng và fan hâm mộ. Người đầu tư được cam kết giá trị của iFan sẽ tăng lên mỗi ngày, do sự gia tăng không ngừng của các hợp đồng được ký kết với ca sĩ nổi tiếng tại Việt Nam.
Dùng hình ảnh ngôi sao giải trí để tạo lòng tin ảo
Để lấy được lòng tin của người đầu tư, Modern Tech đã được cho là liên tục tổ chức nhiều hội thảo lớn tại Hà Nội và TP.HCM với sự góp mặt của nhiều ngôi sao làng giải trí như Đàm Vĩnh Hưng, ca sĩ Lam Trường.
Ngoài ra, công ty còn sử dụng hình ảnh của một loạt các nghệ sĩ tên tuổi như Lệ Quyên, MC Trấn Thành, MC Kỳ Duyên, Hoài Linh và Quang Lê… để quảng bá cho hai đồng iFan và Pincoin của mình.
Tuy nhiên, các nghệ sĩ có liên quan đều đã lên tiếng phủ nhận có dính líu tới vụ việc. Họ khẳng định chỉ tham gia biểu diễn nghệ thuật trong sự kiện và không hề có ký kết sử dụng hình ảnh với Modern Tech.
Trong các buổi hội thảo cũng như trên trang web chính thức ifan.io, Modern Tech chào mời đầu tư vào đồng tiền ảo Ifan với cam kết hưởng lợi nhuận thấp nhất 48%/tháng, thời gian hoàn vốn tối đa 4 tháng. Những ai kêu gọi được người chơi mới thì sẽ được hưởng thêm 8% số tiền người mới tham gia.
Lợi nhuận gấp 100 lần lãi suất tiền gửi ngân hàng thương mại của Ifan đã nhanh chóng thu hút hơn 30.000 nhà đầu tư với quy mô được cho là lên tới 15.000 tỷ đồng.
Thời gian đầu, công ty Modern Tech chi trả lãi suất rất đúng hạn và đầy đủ. Tuy nhiên chỉ sau một thời gian, nhiều nhà đầu tư bắt đầu nhận ra mình đang bị lừa khi Modern Tech thay đổi hình thức trả lãi suất bằng đồng iFan, với giá trị tự quy định là 5 USD/đồng. Trong khi giá trị giao dịch trên thị trường của iFan chỉ đáng 0,01 USD/đồng.
Hiện nay, trang fanpage với hơn 500 triệu người sử dụng của iFan đã đóng cửa. Trang web chính thức mang tên ifan.io cũng không còn hoạt động. Nạn nhân của đồng tiền số này được cho là đã lên tới hơn 32.000 người.
Theo Zing News
Hai nhóm cho vay nặng lãi do một “ông trùm” điều hành, lập các trang web quảng cáo, cho vay với lãi suất “cắt cổ”.
Về 2 tờ hối phiếu hơn 5 tỉ USD do PC44 thu được, FBI xác định không có cơ quan chức năng nào của Mỹ phát hành 2 tờ hối phiếu.
Khách hàng trong vụ lãnh đạo ngân hàng Eximbank cho rằng họ không làm sai, nên không ra tòa theo phán quyết của tòa án, đồng thời yêu cầu ngân hàng phải trả lại tiền.
Đại diện CB cho biết trong hệ thống CB vẫn ghi nhận có số tiền 4.500 tỷ nhưng mà ngân hàng đang xin ý kiến NHNN về số tiền này. Theo đó luật sư bào chữa cho Phạm Công Danh đề nghị HĐXX xác định lại con số thiệt hại.
Bộ Công an xác định đại gia Trần Bắc Hà ký 12 quyết định phê duyệt chủ trương cho 12 công ty vay mua vật liệu xây dựng chứ không cho Phạm Công Danh vay.
Trong số 22 bị cáo, có 12 bị cáo bị truy tố về tội “Cố ý làm trái…”, 8 bị cáo bị truy tố về tội “Tham ô tài sản”, 2 bị cáo bị truy tố về cả 2 tội trên.
Báo cáo của Bộ Tài chính mới đây với Thủ tướng Chính phủ, liên quan đến bài Bí mật vụ mất tích hơn 200 container cho thấy, đến nay đã khởi tố 3 công chức, điều chuyển công tác 26 công chức hải quan liên quan.
Từ nghề nhôm kính, trong một thời gian ngắn Phan Văn Anh Vũ bành trướng thành đại gia làm chủ hoặc có cổ phần tại nhiều công ty bất động sản.
Ông Trần Văn Minh, Nguyên Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng giai đoạn 2006 - 2011 nói về dự án đình đám Khu đô thị quốc tế Đa Phước, nay được đổi tên là Sunrise Bay.
Những ngày qua, dư luận đặc biệt quan tâm việc Cơ quan điều tra Bộ Công an chỉ sau 12 ngày khởi tố, bắt tạm giam ông Đinh La Thăng đã cho ra bản kết luận điều tra, đề nghị truy tố bị can này tội cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự