Sau hơn 40 ngày xét xử và 10 ngày nghị án, sáng nay, phiên tòa xét xử Phạm Công Danh và các đồng phạm gây thất thoát hơn 9.000 tỷ xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng (VNCB) đi vào phần tuyên án.

Bất động sản số 5 Phạm Ngọc Thạch (Q.3, TPHCM) được bà Phấn mua rồi bán cho Trust Bank với giá 1.260 tỷ đồng, tương đương với đơn giá là... 2 tỷ đồng/m2. Chênh lệch bà Phấn hưởng từ giao dịch này xấp xỉ 1.000 tỷ đồng.
Vay 3.436 tỷ đồng, bị ghi nợ 9.437 tỷ đồng
Năm 2010, Công ty Cổ phần Đầu tư Phương Trang và 14 cá nhân, 16 pháp nhân (gọi tắt: nhóm Phương Trang) có làm thủ tục vay vốn tại Ngân hàng Đại Tín - Trust Bank (tiền thân của Ngân hàng Xây dựng - VNCB) với 47 hồ sơ vay và 1 khoản mua bán trái phiếu doanh nghiệp.
Sau khi hoàn thiện các hồ sơ vay với các tài sản bảo đảm cho các khoản vay bao gồm bất động sản, xe ô tô với tổng giá trị do chính Trust bank định giá là 14.500 tỷ đồng. Sau khi ký các hợp đồng, khế ước nhận nợ, Phương Trang được Trust Bank giải ngân... 3.436 tỷ đồng.
Tuy nhiên, dù thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình với khoản vay đã nhận là 3.436 tỷ đồng nhưng nhiều hồ sơ chứng từ, đối chiếu công nợ mà Phương Trang đã ký không được Trust Bank trả lại.
Trong các khoản tín dụng trên, có khoản mua bán trái phiếu mà bên phát hành là Công ty Trường Vỹ, bên mua là Trust Bank với số tiền 2.000 tỷ đồng. Sau khi hoàn tất hồ sơ, vì Trust Bank không giải ngân nên nhóm Phương Trang đòi lại tài sản thế chấp. Sau đó, Trust Bank trả lại tài sản thế chấp là bất động sản tại 289 Trần Hưng Đạo, quận 1, TPHCM, còn 1 tài sản là quyền sử dụng đất tại xã Tân Túc, Bình Chánh, TPHCM thì không trả lại.
Theo tìm hiểu, bất động sản tại Bình Chánh này đã được Trust Bank giải ngân 2.000 tỷ đồng cho nhóm Phú Mỹ của bà Hứa Thị Phấn, ông Hoàng Văn Toàn (Chủ tịch HĐQT Trust Bank).
Khi phát hiện việc "bứt râu ông nọ, cắm cằm bà kia", nhóm Phương Trang đã tố cáo Trust Bank lên Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công an và Thủ tướng Chính phủ.
Quá trình điều tra ban đầu, thông qua việc đối chiếu công nợ, xác minh các chứng từ, dòng tiền… đã thể hiện nhóm Phú Mỹ và một số cá nhân tại Trust Bank có dấu hiệu lợi dụng pháp nhân, hồ sơ vay vốn của Phương Trang để rút hơn 6.000 tỷ đồng của Trust Bank. Chính vì hành vi này của nhóm Phú Mỹ… mà cho đến nay VNCB vẫn đang hạch toán ghi nợ cho nhóm Phương Trang là 9.437 tỷ đồng, mặc dù số tiền Phương Trang thực nhận từ Trust Bank là 3.436 tỷ đồng.
Có một nghịch lý là, lãi vay của số tiền nợ ngân hàng mà nhóm Phú Mỹ đã rút ra đều do họ tự chi trả cho Trust Bank mà Phương Trang chưa hề trả lãi cho các khoản này. Trust Bank cũng không hề xác nhận công nợ.
"Chúng tôi không gây ra nợ xấu. Chúng tôi đã vay, đã nhận thực nhận nợ là 3.436 tỷ đồng. Việc nhóm Phú Mỹ đã lợi dụng các hồ sơ vay vốn, sử dụng trái phép các pháp nhân của chúng tôi để rút thêm hơn 6.000 tỷ đồng tại Trust Bank thì các cá nhân này phải tự chịu trách nhiệm với ngân hàng và với pháp luật", đại diện nhóm Phương Trang bức xúc.
Ai gây ra lỗ cho VNCB?
Theo định giá, tất cả các tài sản thế chấp của nhóm Phương Trang tại Trust Bank ở thời điểm thế chấp hơn 14.500 tỷ đồng. Thế nhưng, từ đó đến nay, đất bị bỏ hoang, tài sản là xe ô tô xuống cấp, hư hỏng, gây lãng phí lớn.
Các hồ sơ công khai năm 2012 của Trust Bank thể hiện nhóm Phú Mỹ còn có hàng loạt các hành vi như nhờ hàng chục người đứng tên để vay hơn 3.600 tỷ đồng, với tài sản là đất nông nghiệp giá trị thực tại thời điểm thế chấp không quá 200.000 đồng/m2 đã được nâng thành 8 – 32 triệu đồng/m2; dùng gần 1.000 tỷ đồng của Trust Bank để góp vốn vào chính các dự án kinh doanh bất động sản của bà Phấn, rồi sau đó chính bà Phấn là người sử dụng khoản tiền này cho mục đích cá nhân; Trust Bank tạm ứng cho Công đoàn ngân hàng này 135 tỷ đồng lại để góp vốn với Công ty Lam Giang của bà Phấn; Trust Bank tạm ứng cho Công ty chứng khoán Đại Việt (có vốn góp của nhóm bà Phấn) 200 tỷ đồng cũng chưa thu hồi được…
Trust Bank định giá có giá trị hơn 14.500 tỷ đồng tại thời điểm thế chấp, số thực Phương Trang vay chỉ là 3.436 tỷ đồng
Đặc biệt, bà Hứa Thị Phấn còn có dấu hiệu thông qua người nhà, công ty của mình mua tài sản với giá thấp, rồi bán lại cho Trust Bank giá cao. Bất động sản số 5 Phạm Ngọc Thạch được bà Phấn mua rồi bán cho Trust Bank với giá 1.260 tỷ, đồng tương đương với đơn giá không ai tưởng tượng được là 2 tỷ đồng/m2. Chênh lệch bà Phấn hưởng từ giao dịch này xấp xỉ 1.000 tỷ đồng.
Theo điều tra, tổng số tiền nhóm Phú Mỹ mua nhà đất cho Trust Bank lên đến hơn 3.600 tỷ đồng, trên vốn của ngân hàng là 3.000 tỷ đồng. Bất chấp quy định của ngành ngân hàng là đầu tư mua sắm tài sản cố định của ngân hàng không vượt quá 50% vốn điều lệ, tức không vượt quá 1.500 tỷ đồng với Trust Bank. Ngoài ra, bà Hứa Thị Phấn, ông Hoàng Văn Toàn còn dùng hơn 700 tỷ đồng của Trust Bank gửi tại các tổ chức khác không thu hồi được.
"Các tài sản thế chấp của chúng tôi do chính Trust Bank định giá có giá trị hơn 14.500 tỷ đồng tại thời điểm thế chấp, số thực vay chỉ là 3.436 tỷ đồng. Tất cả các tài sản này chúng tôi đều không làm giả sổ đỏ quyền sử dụng đất, không thế chấp hai lần. Cho đến nay, các tài sản thế chấp của chúng tôi vẫn đang do VNCB quản thủ. Thậm chí, khi số nợ bị ghi khống cho chúng tôi 9.469 tỷ là đúng, tức là bao gồm cả số tiền nhóm Phú Mỹ gian dối rút ruột ra trái phép của Trust Bank thì khi phát mại bán khối các tài sản này của chúng tôi cũng đảm bảo dư để thu đủ gốc và lãi", văn bản của Phương Trang gửi TAND TPHCM nêu rõ.
Sau hơn 40 ngày xét xử và 10 ngày nghị án, sáng nay, phiên tòa xét xử Phạm Công Danh và các đồng phạm gây thất thoát hơn 9.000 tỷ xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng (VNCB) đi vào phần tuyên án.
Nhiều tầng tại tòa nhà 30 Phạm Văn Đồng được đập thông, tạo thành căn hộ lớn sai với thiết kế ban đầu, thậm chí mua bán trục lợi trái phép.
Nổi lên nhờ cơn sốt đất những năm 2006-2010, nữ đại gia này đã gây dựng cho mình một sự nghiệp vững chắc với 5 công ty lớn nhỏ. Nhưng rồi bỗng chốc tất cả tan thành mây khói khi bà chính thức bị bắt giam vào đầu năm 2015.
Phiên tòa xét xử Phạm Công Danh và 35 đồng phạm gây thất thoát hơn 9.000 tỷ đồng xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng đã qua hơn 40 ngày xét xử và đang trong thời gian nghị án. Bản án sơ thẩm cho các bị cáo sẽ được Hội đồng xét xử Tòa án Nhân dân Tp. Hồ Chí Minh đưa ra vào ngày 9/9 tới đây.
Công ty Cổ phần đầu tư Phương Trang và 14 cá nhân, 16 pháp nhân cùng hợp tác kinh doanh (nhóm Phương Trang) đã có đơn “kêu cứu” gởi các cơ quan chức năng vì cho rằng bị chiếm đoạt 6.000 tỷ đồng. Vậy số tiền khổng lồ này đang đi đâu về đâu?
Phạm Công Danh đang đối diện mức án tù cao nhất lên đến 30 năm theo đề nghị của Viện kiểm sát.
Trước khi lừa bán Trust Bank cho Phạm Công Danh, Hứa Thị Phấn không chỉ “rút ruột” tiền từ ngân hàng này rồi vu khống cho nhóm Phương Trang mà người “cầm đầu” nhóm Phú Mỹ còn tạo hồ sơ giả để chiếm đoạt tiền vay của nhiều cá nhân, tổ chức khác...
Sau khi lùm xùm chuyện nữ phó phòng đập xe của Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh Trần Khiêu, ông Khiêu khẳng định hai người không có tình cảm. Nghỉ hưu xong, ông và nữ phó phòng cùng nhau mở quán nhậu 15 tỷ đồng ở Vĩnh Long...
25 tháng qua ngày nào bị cáo cũng day dứt. Mình được gia đình, xã hội, Đảng cho ăn học mà mình lại gây ra trọng tội.
Trong nội dung khiếu nại về việc mất tiền trong tài khoản của bà Trần Thị Thanh Xuân, Giám đốc Công ty Quang Huân, có một số tình tiết khó hiểu và mâu thuẫn. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với bà Xuân để làm rõ những mâu thuẫn này.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự