Ngày 10/8 tại Đà Nẵng, Văn phòng thường trực phòng, chống tội phạm ma túy phối hợp với cơ quan phòng, chống ma túy và tội phạm Liên hiệp quốc (UNODC) tổ chức hội nghị văn phòng liên lạc qua biên giới (BLO) toàn quốc.

Nhiều chuyên gia nói nên bỏ tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng vì đây là “cái túi” gom tội không rõ ràng. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến băn khoăn
Dự thảo BLHS (sửa đổi) bỏ tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Thay vào đó, dự thảo bổ sung 41 tội danh xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, thuộc ba nhóm: nhóm sản xuất kinh doanh, thương mại; nhóm thuế, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và nhóm kinh tế khác.
Cái “túi gom tội” chung chung
Tại hội thảo góp ý sửa đổi BLHS do Bộ Tư pháp vừa tổ chức tại TP Đà Nẵng, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự-hành chính Nguyễn Văn Hoàn cho rằng việc bỏ tội danh này là hợp lý vì quy định hiện hành (Điều 165 BLHS) quá rộng, quá chung chung, không chỉ ra được vi phạm ở cấp nào, ngành nào.
Đồng tình, nguyên Thẩm phán TAND Tối cao Nguyễn Quang Lộc phân tích: Luật phải chỉ ra được vi phạm trong quản lý kinh tế là vi phạm nào chứ không thể nói chung chung. Bởi lẽ quản lý kinh tế hết sức đa dạng, mỗi vi phạm có tác động đến xã hội khác nhau, mức độ nguy hiểm khác nhau nên phải có khung hình phạt, chế tài khác nhau.
Mặt khác, tội danh này như một cái “túi gom tội”, nghĩa là khi cơ quan tố tụng không khép nghi phạm được vào tội danh cụ thể nào khác thì vận dụng tội này. “Điều này chẳng khác gì không chứng minh được tội giết người thì chuyển sang tội cố ý gây thương tích; không chứng minh được tội cố ý gây thương tích thì chuyển sang tội gây rối trật tự công cộng. Như vậy là không đảm bảo khách quan, đúng người, đúng tội” - ông Lộc nhấn mạnh.
Cùng quan điểm, một thẩm phán TAND tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết thực tế có nhiều vụ có dấu hiệu tham ô nhưng cơ quan tố tụng không chứng minh được nên vận dụng tội cố ý làm trái...
Cụ thể hóa vi phạm phổ biến
Ở góc nhìn khác, TS Lê Đăng Doanh (ĐH Luật Hà Nội) băn khoăn: Nếu bỏ tội danh này thì sẽ không còn điều luật nào để truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp có cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng nhưng lại không có việc chiếm đoạt tài sản, không có động cơ vụ lợi cá nhân khác. Mà nếu không xử lý hình sự thì chẳng khác nào dung túng cho cán bộ làm sai, không thu hồi được tài sản hay khắc phục hậu quả.
Từ đó, TS Doanh cho rằng nếu bỏ tội cố ý làm trái… thì dự thảo BLHS (sửa đổi) cần phải cụ thể hóa hành vi khách quan của tội phạm này thành các tội phạm khác nhau, trước hết là những hành vi cố ý làm trái phổ biến (ví dụ, tội cố ý làm trái quy định về mua sắm tài sản công…). Không cụ thể hóa như vậy thì sẽ tạo khoảng trống rất lớn mà người có chức vụ, quyền hạn sẽ lợi dụng.
Tạo hành lang pháp lý phát triển kinh tế
Dự thảo BLHS (sửa đổi) cũng bỏ các tội kinh doanh trái phép, tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, tội sử dụng trái phép quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của tổ chức tín dụng.
Theo ông Nguyễn Văn Hoàn, việc bỏ các tội này là phù hợp để tạo hành lang pháp lý phát triển kinh tế. Bà Lê Thị Vân Anh (Vụ Pháp luật hình sự-hành chính, Bộ Tư pháp) bổ sung: Để nền kinh tế thị trường phát triển lành mạnh thì cần khai thác mọi tiềm năng sẵn có và phát huy hết nguồn lực của mỗi cá nhân, tổ chức. Muốn vậy thì Nhà nước phải xây dựng hành lang pháp lý để người dân được quyền làm những điều mà luật không cấm, doanh nghiệp yên tâm đầu tư...
TS Lê Đăng Doanh cũng cho rằng hiện nay chúng ta đã có Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp. Hai luật này cho thấy quyền kinh doanh đã được mở rộng, thông thoáng, dễ dàng. Hơn nữa, để khuyến khích, tạo tâm lý tốt cho nhà đầu tư nước ngoài nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư kinh doanh thì nên bỏ tội kinh doanh trái phép.
Rào cản lớn
Tội cố ý làm trái… là cái túi để xử lý tất cả trường hợp mà cơ quan tố tụng không thể hoặc không muốn xử lý người phạm tội về những tội phạm khác. Điều này đã làm cho mọi cá nhân, tổ chức không dám đi đầu, phát huy sáng kiến thúc đẩy sản xuất kinh doanh vì sợ vướng vào tội này. Điều này càng nghiêm trọng hơn khi hệ thống pháp luật về quản lý kinh tế của ta đang trong quá trình hoàn thiện, tính ổn định không cao. Do đó việc tiếp tục duy trì tội này là một rào cản rất lớn cho quá trình phát triển kinh tế, là cơ sở để cơ quan tố tụng áp dụng nguyên tắc tương tự trong tố tụng hình sự, vốn là điều cấm kỵ trong một nền tư pháp hiện đại.
Bà LÊ THỊ VÂN ANH, Vụ Pháp luật hình sự-hành chính,
Bộ Tư pháp
Ngày 10/8 tại Đà Nẵng, Văn phòng thường trực phòng, chống tội phạm ma túy phối hợp với cơ quan phòng, chống ma túy và tội phạm Liên hiệp quốc (UNODC) tổ chức hội nghị văn phòng liên lạc qua biên giới (BLO) toàn quốc.
Chiều 10-8, TAND thành phố Thái Bình (tỉnh Thái Bình) tuyên bồi thường cho người bị kết án oan Lương Ngọc Phi 22,9 tỷ đồng. Khoản tiền 66 tỷ đồng ông Phi yêu cầu bồi thường đã không được chấp nhận.
Ngoài 34 biệt thự, nhà có giá trị lớn ở trong nước, Đạt còn sở hữu căn hộ cao cấp nhiều triệu USD tại Singapore, mua bán 4 căn hộ sang trọng hơn 4 triệu bảng ở Anh.
Bị cho là vận chuyển gỗ lậu và bị xử phạt hành chính 150 triệu đồng, ông thợ mộc khởi kiện quyết định hành chính của chủ tịch tỉnh và bị tòa sơ thẩm bác đơn, nhưng ông chống án lên tòa phúc thẩm và thắng kiện.
Lao theo “cơn sóng” đầu tư nhà đất, Cựu Tổng giám đốc Cty Intimex Hà Nội đã làm giả các loại giấy tờ để đưa vào hồ sơ vay vốn ngân hàng Vietcombank, VIB, Agribank...
Với các tội phạm về kinh tế, hãy lấy “roi vọt” của thị trường thay cho hình phạt, lấy trừng phạt bằng kinh tế (phạt tiền) thay cho hình phạt tước bỏ tự do đối với các tội phạm về kinh tế. Đó là xu hướng của hình luật.
Ngày 5.8, TAND TP.HCM xử sơ thẩm tuyên phạt hai bị cáo Hoàng Anh Tiến (32 tuổi, ngụ Q.Thủ Đức) 14 năm tù và Hồ Bích Hằng (27 tuổi, ngụ Quảng Ngãi) 11 năm tù, cùng về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”. HĐXX cũng buộc hai bị cáo liên đới bồi thường số tiền gần 1,3 tỉ đồng đã chiếm đoạt của bị hại.
Người vi phạm nội quy phòng xử án có thể bị chủ toạ phiên toà cảnh cáo, phạt tiền, buộc rời khỏi phòng xử án, bị bắt giữ hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Vụ án ly kỳ ở chỗ ban đầu bị cáo bị truy cướp của bị hại chiếc nhẫn kim cương 7 tỉ đồng. Nhưng đến nay, mức thiệt hại của bị hại chỉ còn 'gói gọn' là hai chiếc điện thoại 410.000 đồng.
Sáng ngày 4/8, TAND TP.Thái Bình mở phiên xét xử lại vụ án oan đối với ông Lương Ngọc Phi – nạn nhân của vụ án oan có số tiền được bồi thường lớn nhất từ trước đến nay (hơn 21 tỷ đồng).
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự