Dù nằm ở thế khó, nhân vật chính của chúng ta vẫn vô cùng tỉnh táo và đưa ra quyết định thông minh giúp lấy lại tài sản của mình.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng vừa ký Quyết định hủy bỏ toàn bộ hai Quyết định cho phép Trung tâm Khảo nghiệm phân bón vùng Nam Bộ (Trung tâm vùng Nam Bộ) là đơn vị được chỉ định kiểm nghiệm và chứng nhận phân bón mà Bộ này đã cấp trong năm 2014.
Cụ thể, theo Quyết định số 2466/QĐ-BCT ngày 17/6/2016, Bộ Công Thương công bố hủy bỏ 2 Quyết định số 8788 và Quyết định số 8888/QĐ-BCT về việc chỉ định tổ chức thử nghiệm và tổ chức chứng nhận phân bón vô cơ đã cấp cho Trung tâm vùng Nam Bộ vào tháng 10/2014.
Sau nhiều vi phạm nghiêm trọng, Bộ Công Thương đã thu hồi toàn bộ các quyết định liên quan đến Trung tâm vùng Nam Bộ
Bên cạnh quyết định hủy bỏ trên, Bộ Công Thương yêu cầu Trung tâm vùng Nam Bộ thu hồi tất cả các Giấy chứng nhận hợp quy đối với các sản phẩm phân bón vô cơ đã cấp ngoài phạm vi được chỉ định. Đồng thời, thu hồi phiếu kết quả thử nghiệm đối với tất cả các sản phẩm phân bón vô cơ đã cấp ngoài phạm vi được chỉ định.
Trước đó, vào tháng 5/2016 trong quá trình thanh tra chấp hành pháp luật ở lĩnh vực phân bón, cơ quan Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã phát hiện vi phạm về quản lý nhà nước tại Cục Trồng trọt khi chỉ định và cấp chứng nhận chất lượng phân bón cho 11 đơn vị không có năng lực, giấy phép được hoạt động chứng nhận chất lượng phân bón từ năm 2010 đến nay.
Trong quá trình thanh tra, Thanh tra Bộ NN&PTNT đã phát hiện nhiều sai phạm nghiêm trọng tại Trung tâm vùng Nam Bộ và đã đề nghị chuyển vụ việc sang Bộ Công Thương giải quyết.
Cụ thể, Thanh tra Bộ NN&PTNT chỉ rõ, trong giấy phép mà Bộ Công Thương cấp, Trung tâm vùng Nam Bộ chỉ được quyền chứng nhận phân bón DAP (phân bón vô cơ hỗn hợp) và phân lân. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, Trung tâm trên lại cấp chứng nhận cho 1.274 sản phẩm phân bón không phải ngoài phạm vi. Theo thanh tra Bộ NN&PTNT, đây là hành vi cố ý làm trái quy định, chứng nhận ngoài phạm vi được giao, gây hậu quả nghiêm trọng.
Ngoài ra, theo Thanh tra Bộ NN&PTNT, trong quá trình hoạt động Trung tâm trên "không có Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động phân bón; phòng thử nghiệm phân bón của Trung tâm không có Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm.
Từ các sai phạm về quản lý cấp phép đã dẫn đến sai phạm có tính chất "rất nghiêm trọng" đến chứng nhận phân bón bởi trung tâm này đã chứng nhận kiểm nghiệm cho hàng nghìn sản phẩm, hàng trăm doanh nghiệp.
Thanh tra Bộ NN&PTNT khẳng định, những sai phạm trên của Trung tâm vùng Nam Bộ đã khiến cho hàng nghìn sản phẩm phân bón của 276 doanh nghiệp đã không được kiểm soát về chất lượng, chứng nhận sai giấy phép. Nhiều sản phẩm nằm ngoài danh mục cho phép...nhưng đã được đóng dấu "hợp quy", bán tràn lan trên thị trường.
Dù nằm ở thế khó, nhân vật chính của chúng ta vẫn vô cùng tỉnh táo và đưa ra quyết định thông minh giúp lấy lại tài sản của mình.
Xung quanh vụ việc doanh nghiệp có nguy cơ mất 400 triệu đồng tiền thuế vì... sai chính tả trong việc nhập khẩu bò giống, Cục Hải quan Đồng Nai cho rằng, Cục áp thuế suất nhập khẩu 5% là đúng quy định. Đến nay, công ty này cũng chưa nộp số tiền 432 triệu theo yêu cầu.
Trước đó 2 lãnh đạo của Ngân hàng Vietcombank, chi nhánh Tây Đô đã bị khởi tố
Do có nhiều nội dung bị phát hiện sai sót nên Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin biểu quyết hoãn thời gian thi hành Bộ luật Hình sự từ 1/7 tới.
UBND quận 2 phải hủy bỏ quyết định thu hồi gần 700 m² đất của 9 người dân thuộc dự án Gateway Thảo Điền do công ty Sơn Kim làm chủ đầu tư.
Cục Quản lý cạnh tranh vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm đối với một số công ty bán hàng đa cấp, trong đó công ty bị xử phạt ít nhất là 190 triệu đồng và nhiều nhất là 430 triệu đồng.
Vi phạm nhiều quy định quản lý Nhà nước về hoạt động lữ hành quốc tế, có biểu hiện lừa đảo do đó Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Silent Bay (Khánh Hòa) vừa bị Tổng cục Du lịch thu hồi giấy phép hoạt động.
Các doanh nghiệp nhỏ rất cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Nhà nước để vượt khó, nâng cao sức cạnh tranh.
Quản lý thi công người Trung Quốc của nhà thầu Giang Tô bị đuổi do nhiều lần vi phạm về quản lý chất lượng thi công ở tuyến cao tốc hơn 1.300 tỉ đồng.
Cho biết sau 16 năm, số giấy phép con, tức điều kiện kinh doanh do các bộ, ngành và chính quyền địa phương ban hành trái luật đã tăng vọt lên con số 4.000, luật sư Trương Thanh Đức quan ngại, đến nay, ngoài cuộc chiến tiếp diễn chống lại điều kiện kinh doanh do các thông tư ban hành trái luật thì còn phải đối mặt thêm với các nghị định trái luật và ngay cả luật trái luật.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự