Phiên tòa xét xử vụ thất thoát hàng ngàn tỷ tại Agribank hôm nay tiếp tục với phần tham gia xét hỏi của luật sư đối với các bị cáo.

Phiên tòa ngày 22-12 xét xử Phạm Thanh Tân - nguyên tổng giám đốc Agribank cùng 17 đồng phạm trong đại án thất thoát 2.500 tỉ đồng tại Agribank bước vào phần tranh luận.
Ngày 21-12, TAND TP Hà Nội mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn VN (Agribank).
Trong số 18 bị cáo hầu tòa có nhiều bị cáo nguyên là lãnh đạo cấp cao của Agribank, Agribank chi nhánh Nam Hà Nội và Chi cục Hải quan Hà Tây (Hà Nội).
Bị cáo Phạm Thanh Tân (nguyên tổng giám đốc Agribank) cùng 17 đồng phạm bị cáo buộc gây thất thoát cho Agribank số tiền gần 2.500 tỉ đồng.
Tìm mọi cách cho vay tiền để hưởng hoa hồng
Cáo trạng xác định quá trình thẩm định cho Công ty liên doanh Lifepro VN (tiền thân là Công ty cổ phần Enzo Việt) vay vốn để thực hiện dự án, Phạm Thị Bích Lương (nguyên giám đốc Agribank chi nhánh Nam Hà Nội) cố tình tìm mọi cách để cho công ty này vay được tiền của ngân hàng.
Số tiền vay được, lãnh đạo Công ty liên doanh Lifepro VN đã chuyển ra nước ngoài và chiếm đoạt.
Cụ thể, quá trình hoạt động, lãnh đạo Công ty liên doanh Lifepro VN lập hồ sơ vay vốn mua máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu và chuyển nhượng sáu thương hiệu thời trang không có thật để vay vốn ngân hàng, chỉ đạo đồng bọn kê khai khống số lượng vải, hóa chất, máy móc thiết bị nhập khẩu trong dự án để chiếm đoạt tiền vay sau khi được giải ngân.
Tính đến tháng 9-2012 (thời điểm khởi tố vụ án), số dư nợ của các công ty tại Agribank chi nhánh Nam Hà Nội hơn 3.400 tỉ đồng
Cáo trạng của Viện KSND tối cao xác định trong việc Agribank thất thoát hàng ngàn tỉ đồng có sự giúp sức tích cực của các cán bộ đều là lãnh đạo cấp cao của ngân hàng này.
Cụ thể, Phạm Thị Bích Lương đã có hàng loạt sai phạm như: chỉ đạo giải ngân đối với Công ty liên doanh Lifepro VN, các khoản cho vay hoàn toàn không có căn cứ, thực tế không thẩm định mà chỉ dựa trên thông tin do doanh nghiệp cung cấp, không tổ chức kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng vốn sau cho vay nên không phát hiện việc ngân hàng bị lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Biết Công ty liên doanh Lifepro VN hết hạn mức được vay tiền, Lương đã lợi dụng quyền hạn giám đốc chi nhánh cố tình giúp công ty tìm cách “lách” để được tiếp tục vay tiền.
Dưới sự chỉ đạo của Lương, Chử Thị Kim Hiền (nguyên phó giám đốc Agribank Nam Hà Nội) giới thiệu Lê Minh Hiếu (đại diện pháp nhân của Công ty cổ phần Lifepro VN và Công ty Vietmade) gặp gỡ, bàn bạc, thống nhất với lãnh đạo Công ty cổ phần Enzo Việt ký hợp đồng hợp tác kinh tế.
Mục đích sử dụng các hợp đồng này để tiếp tục vay vốn của ngân hàng.
Thực hiện thỏa thuận, Lê Minh Hiếu đồng ý đứng tên ký hợp đồng tín dụng và giấy nhận nợ với Agribank chi nhánh Nam Hà Nội.
Theo đó, Hiếu cùng cán bộ ngân hàng chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ pháp lý, tạo lãi khống cho hai công ty để đủ điều kiện vay vốn và thực hiện ký hợp đồng như thỏa thuận.
Thực chất Hiếu sử dụng pháp nhân hai công ty của mình để vay tiền và ký giấy nhận nợ, sau đó nhận phần trăm trên tổng số tiền vay được. Toàn bộ số tiền giải ngân được chuyển ra nước ngoài để các bị cáo khác chiếm đoạt.
Sau khi Agribank Nam Hà Nội giải ngân, Hiếu được nhận số tiền hoa hồng hơn 19,5 tỉ đồng. Trong đó, Hiếu đưa cho Chử Thị Kim Hiền 3 tỉ đồng.
Quá trình điều hành, ông Phạm Thanh Tân ký cho chi nhánh Nam Hà Nội vay ngoài kế hoạch 75 triệu USD từ tiền của hội sở. Từ tháng 3 đến tháng 4-2011, Phạm Thanh Tân đã bốn lần nhận tiền từ Phạm Thị Bích Lương với tổng số tiền 310.000 USD.
Cho vay hàng trăm triệu USD, không thẩm định
Agribank bị thất thoát gần 2.500 tỉ đồng nhưng đứng trước vành móng ngựa, cả hai bị cáo Phạm Thị Bích Lương và Chử Thị Kim Hiền đều cho rằng mình làm đúng chức trách, nhiệm vụ tại Agribank Nam Hà Nội.
Không thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng truy tố nhưng bị cáo Hiền thừa nhận đã “theo chỉ đạo của chị Lương, nhận từ Công ty Enzo Việt và Công ty cổ phần Lifepro VN số tiền 400.000 USD và 3 tỉ đồng”. Toàn bộ số tiền này các bị cáo chia nhau chiếm hưởng.
Khi nghe cấp dưới khai chỉ thành lập tổ thẩm định dự án và làm báo cáo chứ không đi thẩm định, bị cáo Phạm Thị Bích Lương tỏ ra khá bất ngờ vì “bây giờ mới biết”.
Chủ tọa phiên tòa đặt rất nhiều câu hỏi về vai trò của Lương trong việc phê duyệt giải ngân cho Công ty liên doanh Lifepro VN, nhưng bị cáo Lương đều khẳng định mình làm đúng trách nhiệm.
Bị cáo cũng không thừa nhận được hưởng tiền “hoa hồng” sau khi giải ngân như lời khai của bị cáo Hiền.
“Tiền được chuyển về sau khi giải ngân là do khách hàng nhờ chuyển cho anh Phạm Thanh Tân và một số nhân viên khác mà bị cáo không nhớ. Việc chi tiền do khách hàng nhờ, các anh không đòi hỏi”- bà Lương khai trước tòa.
Phiên tòa xét xử vụ thất thoát hàng ngàn tỷ tại Agribank hôm nay tiếp tục với phần tham gia xét hỏi của luật sư đối với các bị cáo.
Sau 4 ngày xét xử đại án "nghìn tỷ" ở Agribank, sáng nay (25/12), chủ toạ phiên tòa tuyên bố kết thúc phần xét hỏi chuyển qua tranh luận. Theo đó, vị đại diện cơ quan truy tố đã đề nghị mức án lên đến 22 năm tù đối với cựu Tổng giám đốc Agribank, Phạm Thanh Tân.
Tòa án TP Hà Nội vừa kết thúc xét xử phúc thẩm vụ tranh chấp hợp đồng mua bán căn hộ giữa bà Tạ Vân Thanh và Công ty Keangnam Vina. Tòa án đã buộc chủ đầu tư phải hoàn trả toàn bộ số tiền mà bà Thanh đã nộp để mua căn hộ A710…
Theo đại diện Agribank, tổng dư nợ của 4 công ty mà các cựu lãnh đạo ngân hàng này đã duyệt cho vay bằng hồ sơ khống tới 4.000 tỉ đồng.
Chiều 22/12, phiên tòa xét xử vụ án tham nhũng tại Agribank Nam Hà Nội được tiếp tục với phần thẩm vấn những sai phạm của bị cáo Phạm Thanh Tân (nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn – Agribank).
Trong khi cựu giám đốc Agribank chi nhánh Nam Hà Nội nói mình làm đúng nhiệm vụ, các nhân viên khai đã phát hiện hồ sơ sai phạm nhưng giám đốc vẫn chỉ đạo phải giải ngân
Bị cáo buộc đã vi phạm quy định về cho vay để hưởng lợi, tuy nhiên đứng trước tòa, cựu giám đốc Agribank chi nhánh Nam Hà Nội cho rằng “tiền là do khách hàng nhờ chi chứ mọi người không đòi hỏi”.
HĐXX nhận định dù nguyên Giám đốc Agribank CN 7 khai không góp vốn mua nhà nhưng người vợ lại đứng tên đồng sở hữu tài sản này. Đây là dấu hiệu tội “Đưa hối lộ” và “Nhận hối lộ”.
Theo cáo trạng, ông Phạm Thanh Tân đã ký cho Chi nhánh Nam Hà Nội vay ngoài kế hoạch 75 triệu USD từ tiền của hội sở và nhận 310.000USD từ giám đốc chi nhánh này.
Một dự án có quy mô gần 100 ha nhưng lạ lùng lại được cơ quan quản lý nhà nước liên tiếp cho phép doanh nghiệp không phải sử dụng quỹ đất 20% dành cho nhà ở xã hội, trong khi nhiều dự án cùng khu vực phải trả lại quỹ đất này.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự